1. Lúa gạo
(i) Nhìn lại 3 tháng đầu năm, giá lúa tại ĐBSCL không biến động nhiều, với các mức giá ở thời điểm hiện tại xấp xỉ hồi đầu tháng 1, bắt đầu thu hoạch lúa Đông Xuân thị trường mới sôi động hơn, giá lúa diễn biến theo chiều hướng tích cực.
(ii) Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo từ cuối tháng 3/2021 sẽ sôi động hơn khi nguồn cung lúa hàng hóa có mặt trên thị trường dồi dào và các doanh nghiệp đã hoàn tất chế biến gạo xuất khẩu.
2. Rau quả
(i) Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản vừa cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Trước đó, vải thiều cũng đã bảo hộ thành công nhãn hiệu tại Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và được tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới. Với việc được cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản và mở rộng tiêu thụ vào các thị trường khác.
(ii) Người dân Trung Quốc có xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng theo hướng tăng tiêu thụ chuối chất lượng cao. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu chuối sang Trung Quốc trong thời gian tới.
3. Cà phê
Nhu cầu đối với phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu cũng có xu hướng đi lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Cơ quan Thống kê Quốc gia Brazil (IBGE) đã đưa ra dự báo vụ cà phê 2021/2022 của nước này sẽ thấp hơn 27,30% so với năm trước, ở mức 45 triệu bao, nguồn cung ít sẽ hỗ trợ giá cà phê. Tuy nhiên, việc xuất khẩu trước mắt sang thị trường EU và Hoa Kỳ vẫn gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển tuy đã đỡ căng thẳng hơn trước nhưng giá cước vẫn cao.
4. Chè
Giá chè trên thị trường thế giới có xu hướng tăng giảm trái chiều tại các thị trường khác nhau. Tại Ấn Độ, giá chè tiếp tục xu hướng đi xuống từ tháng trước vào đầu tháng này do nhu cầu yếu nhưng hồi phục nhẹ vào giữa tháng khi nhu cầu tăng lên. Giá chè trung bình trong tháng 3 tại các phiên mở bán của Hiệp hội Thương mại chè Coonoor (CTTA) đạt 122.26 Rs/kg, giảm 6,7 Rs/kg so với tháng trước. Giá chè tại phiên đấu giá Mombasa (Kenya) đã chạm mốc 2 USD/kg lần đầu tiên sau 18 tuần, cho thấy nhu cầu đối với chè Kenya đang tăng lên trong bối cảnh khối lượng giảm. Hiệp hội Thương mại Chè Đông Phi (EATTA) dự báo giá sẽ tăng lên trong năm nay do điều kiện khí hậu và nhu cầu tăng tại các thị trường chính là Pakistan (nơi chiếm 38% xuất khẩu chè của Kenya), Ai Cập, Anh và Sudan.
Thị trường chè nguyên liệu trong nước ổn định trong tháng. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè cành ổn định 9.500 đ/kg, chè hạt 7.300 đ/kg. Nhìn chung trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường chè nguyên liệu trong nước không có biến động mạnh do nguồn nguyên liệu đủ để cung cấp cho nhu cầu trong dịp Tết cổ truyền. Đại dịch Covid-19 tuy có làm gián đoạn chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa nhưng lại khiến nhu cầu tiêu dùng chè tại gia tăng lên. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức tốt.
5. Thủy sản
(i) Với dân số ngày càng tăng và Australia là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tăng. Trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. Tại Australia, tôm được tiêu thụ nhiều nhất với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50- 60 nghìn tấn nhưng sản xuất của Australia không đáp ứng được nhu cầu này. Xuất khẩu tôm của Việt Nam thì Australia là một nước thành viên trong CPTPP, theo cam kết trong CPTPP, tất cả các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Australia đều ở 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực nên rất thuận lợi cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Australia đảm bảo, tuân thủ những yêu cầu của thị trường này vì Australia là một trong những quốc gia có các yêu cầu về tuân thủ an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao, kiểm dịch khắt khe hơn so với những thị trường khác.
(ii) Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản: Dự báo, nhu cầu nhập khẩu thủy sản trong thời gian tới sẽ tăng mạnh ở nhóm hàng thủy sản đông lạnh, đóng hộp dễ chế biến tại nhà và có mức giá trung bình. Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tôm có cỡ phù hợp đang có lợi thế. Ngoài ra mặt hàng cá tra của Việt Nam cũng dần có được ấn tượng với người tiêu dùng Nhật Bản, đây là thời điểm để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tới Nhật Bản do có mức giá phù hợp.
7. Gỗ và sản phẩm gỗ
Theo thông tin tổng hợp từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, mặc dù xuất khẩu gỗ tăng trong quý I nhưng cần cẩn trọng xem xét nguyên nhân tăng trưởng có mang tính bền vững không. Trong khi đó, bối cảnh giá cước container tăng ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí là yếu tố cần phải xem xét, tránh sự đứt gãy của quá trình xuất khẩu.
Theo Như Quỳnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã