Học tập đạo đức HCM

Nhận định và dự báo diễn biến thị trườngmột số nông sản chủ lực trong tháng 01 năm 2021

Thứ hai - 18/01/2021 09:28

1. Lúa gạo

(1) Tại thị trường nội địa, dự kiến tháng 01/2021 giá gạo tiếp tục giữ vững ở mức cao do nhu cầu mua đều và đặc biệt là nhu cầu từ kho gạo chợ làm hàng Tết.

(2) Sau kì nghỉ lễ dài, các hợp đồng giao dịch xuất khẩu còn chưa ký kết nhiều.

2. Rau quả

Nhìn lại năm 2020, thị trường rau quả trong nước có nhiều biến động do bị tác động của điều kiện thời tiết như hạn hán, ngập mặn, lũ lụt… và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, song ngành hàng rau quả vẫn được xem là một trong các ngành hàng nông sản xuất khẩu có nhiều triển vọng.

3. Sắn

Những tác động của dịch Covid-19 trong đầu năm 2020 đã khiến ngành sắn Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiếm soát và trở thành một trong số ít mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương. Hết năm 2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt do được hậu thuẫn bởi yếu tố nhu cầu tại thị trường Trung Quốc tăng cao và nguồn cung trong nước chưa dồi dào.

4. Cà phê

(1) Tồn kho cà phê tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua là tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường xuất khẩu cà phê sẽ cải thiện trong năm 2021. Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì dịch Covid-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, tăng cường nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà. Cùng với thông tin thử nghiệm vaccine, sẽ thúc đẩy lượng xuất khẩu tăng lên, dự báo xuất khẩu cà phê sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan trong những tháng đầu năm 2021;

(2) Xuất khẩu Robusta khả năng tiếp tục tăng cao khi nhu cầu cà phê hòa tan tại nhà nhiều hơn trong bối cảnh các nước áp đặt các biện pháp hạn chế tiếp xúc để ngăn chặn dịch Covid 19.

5. Chè

Triển vọng xuất khẩu chè trong năm 2021 vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, bởi dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, sản lượng chè tại các nước sản xuất chính tăng nhờ thời tiết thuận lợi như Ấn Độ và Kê-ni-a, trong khi nhu cầu vẫn chưa được cải thiện. Xu hướng xuất khẩu tiếp tục ảm đạm nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế.

 

6. Thủy sản

(1) Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản sẽ không tăng về lượng trong thời gian tới. Cơ cấu mặt hàng sẽ vẫn chuyển sang những sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp, tiện dụng ở nhà, dễ chế biến... Về cơ cấu thị trường sẽ có sự thay đổi lớn do tác động từ các rào cản thương mại và phi thương mại cũng như các FTA song phương và đa phương. Ngoài ra dịch Covid – 19 đang làm ảnh hưởng tới nguồn cung thủy sản của các nhà cung cấp thủy sản cho Nhật Bản cũng sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường cung cấp thủy sản trong thời gian tới. Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật Bản đạt 167,18 nghìn tấn với trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng và 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 11 tháng năm 2020 có 365 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản tới Nhật Bản. Đối với mặt hàng tôm, xuất khẩu của Việt Nam tới Nhật Bản trong những tháng năm 2021 sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn do chi phí sản xuất tôm ở Ấn Độ thấp hơn. Hiện Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản và có nhiều lợi thế từ FTA song phương với Nhật Bản đối với mặt hàng tôm.

(2) Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng.

(3) Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong những tháng năm 2021 chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc những tháng năm 2021 có thể bị chậm ở một số thời điểm. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro.

(4) Trong quý I/2021 cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm ở dạng đông lạnh tới những thị trường lớn có nhu cầu cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Nga. Cần đặc biệt lưu ý các thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế từ các FTA để tăng tính cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm tôm của những đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan và Inđônêsia. Đối với thị trường Trung Quốc, mặt hàng tôm hùm sống và tôm khô đang có nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc ở hai mặt hàng này.

(5) Đối với mặt hàng cá ngừ, nguồn cung cá ngừ bị ảnh hưởng lớn trong tháng 10/2020 vì những cơn bão đã tác động tới khả năng xuất khẩu cá ngừ trong những tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu mặt hàng này trong quý I/2021 sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn khi nguồn cung dần trở lại ổn định. Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ở thị trường Ai Cập và Ixraen.

(6) Đối với mặt hàng cá tra, nguồn cung cá tra đang dần ổn định, đầu ra cho sản phẩm cá tra cũng ít bị gián đoạn như giai đoạn quý II và quý III/2020. Giai đoạn đầu năm 2021 là thời điểm để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đẩy mạnh xuất khẩu cá tra hơn nữa tới những thị trường lớn và truyền thống.

7. Gỗ và sản phẩm gỗ

Với dự báo về kinh tế chung của thế giới và Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục và đạt được mức tăng trưởng tốt, đặc biệt khi vaccine COVID-19 được đưa vào sử dụng trên diện rộng. Ngành gỗ được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng tốt nếu tiếp tục phát huy sự sáng tạo, đổi mới như trong bối cảnh đại dịch COVID19, đồng thời thực thi nghiêm các quy định về nguồn gốc gỗ nguyên liệu, tránh các gian dối về xuất xứ hàng hóa, giảm các rủi ro về phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu; Đồng thời, bảo vệ, phát triển các vùng nguyên liệu trong nước, quy hoạch và phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Theo Như Quỳnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay32,552
  • Tháng hiện tại1,232,411
  • Tổng lượt truy cập88,587,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây