Học tập đạo đức HCM

Rào cản của ngành gia cầm 2021

Chủ nhật - 04/07/2021 20:03
Ngành chăn nuôi gia cầm và sản xuất thức ăn lạc quan một cách thận trọng về tình hình kinh doanh trong năm nay, nhưng cũng đang chuẩn bị đương đầu với nhiều thách thức phía trước.

Kết quả khảo sát về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (TĂCN) gia cầm hàng năm của WATT Global Media đã đưa ra những đánh giá mới về xu hướng vĩ mô đang tác động đến ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm trên toàn cầu hiện nay. Watt đồng thời đưa ra tầm nhìn tổng quát về những cách thức mà người chăn nuôi gia cầm, chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất TĂCN đang áp dụng để ứng phó với những sự thay đổi và thách thức này. Khảo sát 2021 được thực hiện với sự tham gia của hơn 560 người trên toàn thế giới. Hơn một nửa trong số này là các chuyên gia dinh dưỡng, nhà tư vấn và bác sĩ thú y; 16% đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quản lý sản xuất hoặc sở hữu một trại nuôi gia cầm.

 

COVID và ASF

Khi được hỏi về những khó khăn lớn nhất do đại dịch COVID-19 gây ra trong năm 2020, 66% doanh nghiệp cho rằng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng là nguyên nhân dẫn đến những thách thức nghiêm trọng nhất với thị trường gia cầm và TĂCN. Thách thức thứ 2, đến 57% doanh nghiệp phải chật vật để đảm bảo an toàn cho công nhân bằng các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và thiết lập những quy trình giãn cách xã hội. Sau cùng, sự biến động giá cả hàng hóa (55%), mất việc làm hoặc bị hủy đơn hàng do thị trường bất ổn (40%) và cắt giảm ngân sách (34%) là ba trở ngại tiếp theo mà COVID gây ra cho ngành gia cầm. Trong năm nay, 38% doanh nghiệp và cá nhân tham gia khảo sát cho rằng, sản xuất TĂCN vẫn sẽ, và 40% tự tin sản lượng sẽ tương đương năm ngoái.

Tuy nhiên, 26% người tham gia khảo sát tin rằng, những hậu quả mà Dịch tả heo châu Phi (ASF) để lại vẫn tiếp tục kéo dài và là nguyên nhân để ngành gia cầm tăng tốc sản xuất và bứt phá hơn trong năm 2021. ASF cũng là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy doanh số phụ gia thức ăn tăng cao trong năm nay. Chỉ một số ít doanh nghiệp 12% cho rằng, sản lượng TĂCN tại nhà máy của họ bị sụt giảm do ASF.

nganh gia cam 2021

Ngành chăn nuôi gia cầm châu Á chuẩn bị đương đầu với nhiều thách thức

 

Lợi nhuận giảm

Bước qua năm 2020, nhiều doanh nghiệp gia cầm vẫn chưa thể nghĩ đến một triển vọng lạc quan hơn cho năm kế tiếp. Chỉ 40% người tham gia khảo sát tin rằng tình hình sẽ được cải thiện, 28% dự báo họ sẽ phải đối mặt tình giảm sụt giảm lợi nhuận và 33% cho rằng lợi nhuận không tăng trưởng. 

Nói về những thách thức chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh gia cầm và TĂCN trong năm 2021, đại đa số doanh nghiệp (85%) cho rằng, chi phí ngũ cốc - nguyên liệu TĂCN chính là trở ngại lớn nhất, tiếp đó là chất lượng của các mặt hàng ngũ cốc này. Thực tế, 38% người tham gia khảo sát dự báo chi phí cho các mặt hàng ngũ cốc đang tăng 1 - 5% trong năm nay; 32% cho rằng, chi phí ngũ cốc thậm chí sẽ tăng 10%. Rất ít doanh nghiệp tự tin chi phí ngũ cốc vẫn ổn định tương tự năm ngoái. Thách thức lớn thứ 3 chính là giá phụ gia thức ăn và thành phần dinh dưỡng vi lượng đang tăng cao. Hơn 60% doanh nghiệp gia cầm và TĂCN đang phải đối mặt thách thức này cùng rủi ro chuỗi cung ứng khiến lợi nhuận của họ có thể bị cắt giảm trong năm nay.

thuc an tho cho gia cam 2021

 

Thay thế kháng sinh

Những xu hướng sản xuất gia cầm tác động lớn nhất đến chi phí thức ăn và công thức thức ăn cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. 38% doanh nghiệp chỉ ra những quy định về sử dụng kháng sinh chính là thách thức sản xuất lớn nhất trong năm 2021 và 16% doanh nghiệp cho rằng, thách thức lớn nhất với họ là sản xuất giống gà lớn chậm. Phần lớn doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2021 (88%) đã bắt đầu chăn nuôi gia cầm không kháng sinh ngay trong trang trại của họ, trong khi đó 24% trang trại đã chuyển đổi 100% sang mô hình chăn nuôi gia cầm không kháng sinh.

Theo 32% người tham gia khảo sát, thì chi phí của những khẩu phần TĂCN gia cầm không kháng sinh luôn cao hơn chăn nuôi gia cầm truyền thống khoảng 1 - 5%; 18% nói rằng chi phí cho các loại thức ăn nuôi gà không kháng sinh thậm chí đã tăng 5 - 10%. Ngoài ra, một trong những thách thức của các trang trại chăn nuôi gia cầm không kháng sinh là phụ gia thức ăn thay thế kháng sinh không đạt được kết quả ổn định. Thêm nữa, chi phí phụ gia thức ăn, những tổn thất do không sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng (APGs) và những thay đổi khó thực hiện ở mức độ trang trại làm cho những nỗ lực chăn nuôi gia cầm không kháng sinh của nhiều trang trại không đạt được thành công như kỳ vọng. 

Tuy nhiên, một điểm tích cực là hơn 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang chủ động tìm kiếm, thử nghiệm các phụ gia thức ăn thay thế kháng sinh như probiotics (65%), axit hữu cơ (62%), enzyme (58%) và phụ gia thảo mộc, gồm tinh dầu (51%). Ðây là 4 nhóm sản phẩm tiềm năng có khả năng thay thế kháng sinh, trong đó tỷ lệ sử dụng probiotics dự kiến tăng 59%, tiếp đến là prebiotics (50%) và tinh dầu (49%).

>> Tâm điểm của ngành gia cầm năm nay vẫn là những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và sự biến động của giá ngũ cốc. Tuy nhiên, những vấn đề muôn thuở như thách thức của nuôi gia cầm không kháng sinh (ABF) và nguồn phụ gia thức ăn thay thế APGs tiếp tục là những chủ đề nóng.

http://nguoichannuoi.vn/rao-can-cua-nganh-gia-cam-2021-nd7003.html

Theo Mi Lan/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay32,783
  • Tháng hiện tại300,406
  • Tổng lượt truy cập92,678,070
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây