Học tập đạo đức HCM

5 đột phá khoa học khiến bạn há miệng kinh ngạc

Chủ nhật - 02/02/2014 13:03

5 đột phá khoa học khiến bạn há miệng kinh ngạc

Việc giải mã bí ẩn về "Người tuyết", sản xuất điện từ nước tiểu, bệnh dương vật "bốc hơi". . . là những đột phá lớn của khoa học thế giới năm 2013.

1. Giải mã bí ẩn về "Người tuyết"

Một con quái thu hình dạng con người, lông lá đầy mình, cao lớn sống trên vùng núi tuyết ở Himalaya đã đi vào truyền thuyết và nhiều giấy mực của các nhà khoa học. Các báo cáo về "Người tuyết" đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ qua. Nhiều cư dân địa phương và các nhà thám hiểu từng tuyên bố đã mặt đối mặt với con quái thú này. Một bức ảnh chụp dấu chân của "Người tuyết" của nhà leo núi Anh Eric Shipton tại chân núi Everest vào năm 1951 từng gây xôn xao dư luận toàn thế giới.

Nhưng vào tháng 10/2013, một nhà khoa học uy tín của Anh có thể đã giải mã được bí ẩn về "Người tuyết".

Mẫu ADN được lấy từ một con thú lạ bị bắn cách đây 40 năm trùng khớp với một con gấu Bắc Cực cổ ở Na Uy. Và khả năng cao Hymalaya chính là ngôi nhà tự nhiên cổ xưa của loài gấu trắng mà mọi người cứ tưởng nhầm là Người tuyết.

2. Sản xuất điện từ nước tiểu

Các nhà khoa học từ ĐH Bristol (Mỹ) đã tìm ra cách để biến đổi nước tiểu thành năng lượng điện, dùng để điều khiển robot.

Suốt một thập kỷ qua, nhóm khoa học đã nghiên cứu thành công 4 thế hệ EcoBots khác nhau. Phiên bản trước của loại robot này chạy bằng năng lượng tạo ra từ thực phẩm thối rữa, ruồi đã chết, nước thải và bùn.

Mỗi loại trên đều được tiếp năng lượng từ tế bào nhiên liệu chứa các loại vi khuẩn tương tự như trong ruột con người hoặc nhà máy xử lý nước thải. Những vi khuẩn này sẽ "tiêu hóa" chất thải, nước tiểu và cùng lúc tạo ra electron (điện tử). Điều đó đồng nghĩa với việc, chúng sẽ sản sinh ra dòng điện có tính khả dụng cao.

Ý tưởng cung cấp năng lượng cho các thiết bị robot bằng những nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường là một giải pháp cho tương lai.

3. Loài dơi sống trong lá

Các con dơi cánh đĩa Spix sống trong những cánh rừng nhiệt đới ở Costa Rica thường chọn nơi trú ngụ rất đặc biệt đó là những chiếc lá có hình dáng cuộn tròn trong khu rừng. Với kích thước khá nhỏ (một con dơi có trọng lượng khoảng 4 gram), loài dơi này có thể yên tâm sống trong những chiếc lá.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy nơi trú ngụ của loài dơi Spix cũng có vai trò như một chiếc máy trợ thính, giúp khuếch đại tiếng kêu của các con dơi đang bay để những con đang nằm trong lá có thể nghe thấy.

Nhưng loài dơi cũng còn nhiều hành vi khác thường như: cả hai giới đều thích quan hệ tình dục bằng miệng, đặc biệt thời gian thỏa mãn bằng miệng của dơi đực mất nhiều thời gian hơn. Và khi không còn bận rộn với máy trợ thính hay các hành vi ve vãn nhau nữa thì lưỡi của chúng "cương cứng' để hút mật hoa.

4. Cảm giác cực khoái ở chân

Lần đầu tiên trên thế giới, các chuyên gia ghi nhận một tình trạng hết sức ngược đời, theo đó đối tượng buộc phải trải qua những đợt sóng khoái cảm không mong muốn đến từ bàn chân.

Một phụ nữ 55 tuổi ở Hà Lan đã đến bác sĩ than phiền về một tình trạng bất thường. Đến từng này tuổi, bà thật tình không muốn phải qua các cơn khoái cảm không kiềm chế được đến từ một cơ quan chẳng dính dáng gì đến chuyện hoạt động tình dục: bàn chân trái. Những cảm giác thăng hoa cứ xuất hiện theo kiểu bộc phát, và cứ đến dồn dập từ 5 đến 6 lần/ngày. Khởi đầu từ bàn chân trái, cảm giác đó bò dọc lên cẳng chân và đến âm đạo, rồi bộc phát mạnh trước khi chấm dứt.

Khi nghiên cứu, các bác sĩ mới phát hiện não của bệnh nhân không phân biệt được sự khác nhau giữa cảm giác cực khoái diễn ra tại bàn chân với cảm giác đáng lẽ ra phải ở cơ quan sinh dục.

Các bác sĩ thử tiêm thuốc tê vào một trong các dây thần kinh tủy sống, tức dây nhận tín hiệu từ chân trái, và cảm giác kỳ cục trên biến mất hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng này là kết quả của một dạng rối loạn trong não. Sau một năm rưỡi, dây thần kinh bàn chân sẽ được tái tạo, và khi đó, các chuyên gia cho rằng bộ não của bệnh nhân sẽ không còn bị nhầm lẫn như vậy nữa. Đây cũng là trường hợp hội chứng cực khoái bàn chân đầu tiên trên thế giới được ghi nhận.

5. Nỗi sợ dương vật bốc hơi

Hồi tháng 3, một nhà nhân chủng học cho rằng chứng sợ dương vật bị mất đang lan rộng ở một bộ phận Tây Phi. Chứng sợ hãi này được gọi là Koro, nghĩa là bộ phận sinh dục của các nạn nhân (chủ yếu là nam giới, nhưng đôi khi cũng có phụ nữ) bằng cách nào đó co rút vào sâu trong cơ thể, hoặc bị đánh cắp.

Người mắc chứng sợ hãi này nỗ lực để ngăn chặn vụ việc xảy ra, họ kẹp hoặc buộc bộ phận sinh dục kín đáo cho đến khi có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các pháp sư. Với suy nghĩ vô tình bị một chiếc đũa tình cờ bởi một người lạ sẽ trộm cắp mất dương vật (âm đạo) của mình. Koro chỉ là một ví dụ về chứng cuồng loạn phổ biến có thể lây lan sang cả những người khỏe mạnh.

N. L (Tổng hợp)
Theo wada.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm530
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,652
  • Tổng lượt truy cập92,013,381
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây