Học tập đạo đức HCM

Biến một người con gái bình thường thành nữ thái giám trong cung

Thứ ba - 20/03/2012 22:35
Để biến một người con gái bình thường thành nữ thái giám trong cung đình Trung Hoa, người ta đã áp dụng những biện pháp vô cùng tàn khốc.

Mặc dù, nam thái giám là chủ yếu và rất có thế lực, việc sử dụng nữ thái giám để quản lý hậu cung vẫn là một cách lựa chọn được coi là sáng suốt của các hoàng đế. Vì vậy, trong một số triều vua, người ta thấy xuất hiện cả các nữ thái giám.

Nếu như các nam thái giám phải chịu “tịnh thân”, tức cắt bỏ sinh thực khí trước khi vào cung thì đối với các nữ thái giám, việc tác động làm họ trở thành một phụ nữ không hoàn chỉnh có vẻ phức tạp hơn nhiều.

Đã có một số giả thuyết về giải pháp “hoạn” họ như khâu hẹp hay làm biến dạng sinh thực khí... nhưng giả thuyết có vẻ hợp lý được nhà văn Lỗ Tấn gọi là “U bế” trong tác phẩm “Bệnh hậu tạp đàm”. Đây là một biện pháp rất tàn bạo: người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được.

Trong xã hội phong kiến xưa kia, nhất là ở Trung Quốc - một xã hội nổi tiếng về trọng nam khinh nữ, thì việc phụ nữ làm quan rất hiếm. Việc trong hậu cung xuất hiện những nữ quan, rõ ràng là xuất phát từ việc các hoàng đế đề phòng những nam thái giám ở cạnh họ mà thôi. Nếu không thì đâu đến lượt phụ nữ được vào cung làm quan.

Nữ quan - tức nữ thái giám theo cách gọi của dân gian - đã có từ rất sớm. Đời Hán có tài nữ Ban Chiêu nổi tiếng, đến đời Tống thì có nữ Tiến sỹ Lâm Diệu Ngọc, đời Đường có nữ Hiệu thư Tiết Đào, đời Minh có “Nữ năng nhân” Vạn Quý Nhi. Họ đều là các nữ quan trong cung, đều là các nữ thái giám.

Lịch sử của nữ quan ở Trung Quốc có từ rất lâu. Trong quy định về chế độ quan chức đời Chu cách đây 3000 năm đã thấy ghi về nữ quan. Trong sách “Chu lễ. Thiên quan” có mục “Nữ lại” trong đó ghi rõ: Nữ lại là chức lễ chủ quản vương hậu, nắm nội trị, nội chính trong cung. Nhà Chu đặt ra 8 chức nữ quan. Đến đời Hán có tổng cộng tới 200 nữ quan.

Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi, diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế, ban đầu cũng không có quan hệ tình dục với hoàng đế.

ls1

Các nữ quan.

Như thời Minh, nhiều nữ quan khi được vào cung tuổi đã 30 - 40, đều sống độc thân. Nhiệm vụ của nữ quan rất tạp nham: người thì nắm văn ấn, chuyên ghi chép việc ăn ngủ nghỉ của hoàng đế theo giờ giấc, kể cả việc “lâm hạnh” với ai, tình hình thụ thai của phi tần; có người phụ trách việc dọn dẹp vệ sinh; có người lại chuyên phụ trách việc truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho hoàng đế, tiến hành dạy dỗ chuyện phòng the bằng cách tự lấy mình để dẫn dắt cho các hoàng thái tử. Dĩ nhiên, khi các hoàng thái tử nổi hứng thì các nữ quan có thể trở thành công cụ tình dục cho họ, có người thậm chí trở thành hoàng phi...

Một số nữ quan còn đóng vai trò quản lý đời sống tình dục trong cung. Tuy thế lực không mạnh như hoạn quan, nhưng một khi nữ quan và hoạn quan cấu kết với nhau thì lại có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí gây nên họa trong cung.

Đời Minh, công chúa sau khi lấy chồng phải vào ở tại Thập vương phủ trong cung. Khi đó, hoàng đế cử đến cho con gái một nữ quan già luôn ở bên cạnh để hầu hạ. Nữ quan này gọi là “quản gia bà”, có quyền quản lý khá lớn. Phò mã ở ngoài cung muốn vào vui vầy với vợ luôn phải đối mặt với một vật cản lớn là “quản gia bà”, phải hối lộ cho bà ta nhiều tiền bạc mới được vào, vì nếu không có lời truyền cho phép ra ngoài cổng thì phò mã không thể vào với vợ được.

Vì thế đã xảy ra nhiều chuyện bất hạnh. Người chồng của công chúa em gái hoàng đế Minh Thần Tôn, do hối lộ không đáp ứng yêu cầu của “quản gia bà” nên không được bà ta cho vào với vợ, kết cục mắc chứng suy nhược thần kinh mà chết khiến công chúa phải ở góa cả đời. Nữ thái giám Một lần, công chúa yêu của Minh Thần Tôn cho gọi phò mã vào cung nhưng khi đó viên nữ quan quản lý lại đang mải uống rượu vui thú với tay hoạn quan mà bà ta đem lòng yêu.

Đợi mãi không thấy nữ quan truyền đạt cho vào, phò mã cứ vào với vợ. Sau đó, khi biết chuyện, nữ quan rất tức giận bèn giả cớ say rượu lôi phò mã khỏi giường đuổi cổ ra ngoài cung rồi mắng mỏ công chúa một hồi. Công chúa rất tức, định sáng hôm sau sẽ bẩm báo với cha mẹ, nhưng không ngờ nữ quan lại khôn hơn, “kẻ ác đi cáo giác trước”, nên khi công chúa mới gặp mẹ chưa kịp mở miệng đã bị bà chửi cho một chặp.

Phò mã sau khi bị đuổi khỏi cung, định vào để thanh minh với nhạc phụ, nhạc mẫu, nào ngờ tay hoạn quan “bồ” của nữ quan đã cử người đợi sẵn đánh cho một trận tơi tả. Vụ việc được làm to chuyện, phò mã bị buộc tội vô lễ, bắt đi học lại lễ nghi phép tắc và phạt 3 tháng không được vào cung với vợ. Bà nữ quan được điều đi giữ chức khác, còn gã hoạn quan thì chẳng hề hấn gì.

Còn có một loại nữ quan khác trong cung là những nữ y, gọi là “Y bà”. Trong cung cũng có các quan ngự y nam, nhưng họ chỉ khám bệnh cho cánh đàn ông là chính, khi khám bệnh cho phụ nữ họ phải khám gián tiếp. Vì vậy, các nữ lang y được tuyển chọn vào cung để khám bênh, điều trị cho hậu, phi, các công chúa...

Nhìn chung, những nữ y được tuyển chọn vào cung đều có tố chất cao, thái độ làm việc nghiêm túc. Họ dùng y thuật của mình để giúp điều trị những chứng bệnh khó nói cho cánh phụ nữ trong cung, giúp họ kìm nén chế áp tình dục, có khi lại giúp tăng cường dục tính, dưỡng thai, thậm chí phá thai.

Tuy nhiên, xét trong sử sách Trung Quốc thì không thấy có ghi chép chuyện nữ y can thiệp chuyện chính trị cung đình hay gây nên đại loạn.

Theo TP

Trích vtc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập425
  • Hôm nay92,252
  • Tháng hiện tại828,362
  • Tổng lượt truy cập93,206,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây