Học tập đạo đức HCM

Người đàn ông mù với biệt tài bắt cá

Thứ tư - 11/04/2012 04:20
Chỉ mang theo chiếc giỏ buộc dây ngang người, ông Vận lặn ngụp giữa sông và thỉnh thoảng trồi lên mặt nước với con cá lóc đang quẫy đạp trên tay. Gần 30 năm nay, bằng nghề bắt cá, người đàn ông mù này đã nuôi cả gia đình.

Ông là Lê Thanh Vận, 52 tuổi, ở xã Hải Thượng (Hải Lăng, Quảng Trị). Trong ngôi nhà nhỏ ven sông Nhùng, bà Đặng Thị Tiều, vợ ông Vận, giải thích về sự vắng mặt của chồng: “Hôm nay nghỉ học nên thằng út dắt ông ấy ra sông Nhùng bắt cá từ sớm. Chắc cũng sắp về rồi”. Anh cán bộ Hội người mù huyện Hải Lăng nhanh nhảu bổ sung: “Ông Vận là tay sát cá có hạng trong vùng đấy, mà lại bắt bằng tay. Người mắt sáng chưa chắc bắt cá giỏi như ông ấy đâu”.

Tại khúc sông Nhùng đi qua xã Hải Thượng, ông Vận đang ngụp lặn mò mẫm. Ngoài chiếc giỏ đựng cá được buộc dây ngang người kéo phía sau, ông chỉ có đôi tay trần. Chốc chốc sau ít phút ngụp lặn, ông Vận trồi lên mặt nước với con cá lóc đang quẫy đạp trên tay. Khi mặt trời đã đứng bóng, đứa con trai gọi ông về.

Đã 30 năm nay, bằng nghề bắt cá ông Vận mù đã nuôi sống cả gia đình. Ảnh: An ninh thủ đô.

Nhoài người bơi qua khoảng sông khá rộng, ông Vận tiếp bờ một cách thuần thục. Biết có người quen đứng xem, ông Vận vồn vã mời: “Hôm nay đi sớm nên bắt được khá, chủ yếu là cá lóc. Thôi anh em về nhà ăn bữa canh chua cá lóc với gia đình cho vui”. Đặt chiếc giỏ xuống đất với rất nhiều cá, ông Vận giải thích: “Chừng này là bình thường thôi, có hôm may mắn tôi còn bắt được 4-5 kg, tính ra bán cũng được đến 300-400 nghìn đồng”.

Ông Vận kể biết bắt cá bằng tay đã vài chục năm. Dù bị mù bẩm sinh nhưng tính ông rất hiếu động. Những hôm nắng hè, ông thường theo chúng bạn ra sông tắm. Cũng có lúc suýt chết đuối nhưng may nhờ bạn bè phát hiện cứu sống. Cũng nhờ sự kiên trì mà ông biết bơi thành thạo như người thường. Đến tuổi thanh niên, chúng bạn cùng trang lứa đã lần lượt yên bề gia thất, cả xóm chỉ còn lại một mình “anh Vận mù” thui thủi trong bóng đêm.

“Nhiều lúc tôi cũng buồn chán, tuyệt vọng lắm chứ. Nhưng vẫn phải sống và hy vọng, mọi người an ủi nếu biết cố gắng thì cuộc đời sẽ ý nghĩa. Và tôi đã thử bước ra khỏi nhà làm việc gì đó...”, ông Vận chậm rãi kể. Những ngày sau đó, người làng thấy Vận dò dẫm ra sông mò mẫm, nhưng không hiểu anh làm gì.

“Tôi tập luyện bắt cá ấy mà, dù hơi điên rồ nhưng tôi quyết tâm phải làm bằng được. Thời gian đầu rất khó khăn, có ngày chẳng bắt được con nào mà còn bị mẻ chai, gai đâm tứa máu. Nhưng nhờ kiên nhẫn nên cuối cùng tôi đã dần bắt cá thuần thục chỉ với đôi tay trần", ông Vận kể. Đến nay ông đã mưu sinh bằng nghề bắt cá gần 30 năm và "không phải nói trạng chứ vừa lội nước tôi vừa nghe được tiếng cá quẫy đạp dưới sông và ép chúng vào mép cỏ rồi dùng tay vây bắt".

“Bình quân mỗi ngày đi bắt cá, ít lắm chúng tôi cũng bán được trên 100.000 đồng. Nhờ có nghề ông ấy mà gia đình tôi mới có tiền chạy chợ nuôi con”, bà Tiều vợ ông tiếp lời.

Chuyện ông Vận lấy vợ cũng khiến nhiều người cảm động. Năm 1979, chị Đặng Thị Tiều trong lần cuốc đất làm ruộng vấp phải đạn M79. Tuy may mắn thoát chết nhưng một con mắt đã bị mù, mắt kia nhìn thấy mờ. Buồn chán, chị Tiệp suốt ngày thui thủi trong nhà. Và trong một lần hai người tình cờ quen biết nhau, cùng cảnh ngộ họ dần hiểu và đem lòng yêu thương. Đám cưới chỉ có vài têm trầu, vài đôi gà và ít cá bắt được dưới sông, nhưng rất ấm cúng.

Tài bắt cá bằng tay của ông Vận khiến nhiều người nể phục. Ảnh: An ninh thủ đô.

Sau ngày cưới, vợ chồng ông Vận nhận ruộng nương để làm. Rồi lần lượt 4 đứa con ra đời khiến đôi vợ chồng mù càng thêm vất vả. Ngoài nghề bắt cá, ông Vận gắng mua thêm chiếc thuyền ra sông khai thác cát. Sáng sáng, bà Tiều dắt chồng ra sông, sau đó ông Vận một mình tự xuống thuyền xúc cát, còn bà về nhà chăm ruộng vườn, gà, lợn. “Không thấy đường nên tôi buộc dây vào thuyền cột cố định trong bờ rồi lần dây chèo ra sông. Mỗi buổi sáng gắng hết sức tôi cũng xúc được 3 khối cát”, ông Vận kể lại.

Làm một thời gian, vì sức khoẻ yếu nên ông nghỉ việc. Thất nghiệp ở nhà, ai kêu gì ông làm nấy. Khi thì làm cỏ thuê, lúc trồng sắn khoai, rồi mò cua bắt ốc, bắt cá... đắp đổi qua ngày. Sau đó hai vợ chồng gia nhập Hội người mù huyện Hải Lăng học nghề làm tăm tre, chổi đót, chuốt chân nhang... Trải qua nhiều khó nhọc, bây giờ đứa con gái đầu của vợ chồng ông đã lấy chồng sinh con, 2 đứa kế đã có nghề nghiệp ổn định, đứa con trai út đang học lớp 7.

“Đến giờ con mắt còn lại của vợ tôi đã mờ đục, tầm nhìn xa chỉ còn khoảng... 6-7 m là cùng! Có lúc sàng gạo còn không phân biệt đâu là hạt gạo đâu là hạt lúa nữa. Nhưng may mắn là các con của chúng tôi đều đã trưởng thành nên cũng đỡ lo. Mà được như bây giờ là vợ chồng tôi cũng đã hạnh phúc, không mong gì hơn nữa”, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, vợ chồng ông Vận nở nụ cười mãn nguyện.

(Theo An ninh thủ đô)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay31,169
  • Tháng hiện tại224,262
  • Tổng lượt truy cập92,601,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây