Học tập đạo đức HCM

Thăm bộ lạc 'người đội lốt quỷ' duy nhất thế giới

Thứ hai - 03/12/2012 20:24
Ở đây, họ dùng bùn thay quần áo và đeo những chiếc mặt nạ quái dị hình con thú...

Trên thế giới, có nhiều bộ lạc vẽ các loại hình thù, bôi bột màu lên người để trang trí, nhưng có lẽ không ở đâu, người ta lại dùng bùn thay quần áo và đeo những chiếc mặt nạ quái dị hình các con thú như người Asaro.

Bộ lạc người bùn Asaro sống trong rừng rậm, quanh thung lũng Asaro, phía Tây Bắc của Goroka, trên vùng cao nguyên của đất nước Papua New Guinea.

Thành viên của bộ lạc này dùng bùn trát lên cơ thể và khi bùn khô, chúng chuyển thành màu trắng.

Trong văn hóa nơi đây, màu trắng tượng trưng cho sự chết chóc. Chính vì vậy, người dân bộ lạc hy vọng việc trát bùn lên người có thể giúp xua đuổi kẻ thù. 

 

 

Truyền thuyết của người Asaro kể rằng, xưa kia, vùng đất của họ rất yên bình, hạnh phúc trong rừng. Thế nhưng, một ngày nọ, bộ lạc bên kia ngọn núi tấn công, giết chóc người Asaro.

Để tồn tại, những người đàn ông của bộ lạc này đã phải rời bỏ mảnh đất cha ông của mình. Trong quá trình chạy trốn, họ đã lết qua những đầm lầy, bãi bùn.

Lúc lên bờ, lớp bùn trên cơ thể họ đã khô cứng lại, những người đàn ông nhìn nhau và thấy sợ hãi, vì trông họ không ra hình người nữa mà như con ma.

Lúc đó, những người đàn ông Asaro mới nảy sinh ý tưởng giả ma để dọa kẻ thù. Họ liền lấy một loại bùn trắng bôi lên người, rồi lấy đất nặn mặt nạ thành đủ các loại con vật kỳ dị, méo mó, ghê sợ đội lên đầu.

Kẻ thù nhìn thấy những “bóng ma vật vờ” với cung tên, giáo nhọn ẩn hiện trong rừng thì vô cùng khiếp vía. Họ nghĩ bị ma quỷ tấn công, nên đã bỏ chạy thục mạng khỏi vùng đất của người Asaro.

Khi đó, người Asaro ra sức tấn công, chém giết mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào. Cuộc trả thù của người Asaro được ghi nhận là vô cùng tàn bạo. Kẻ thù bị cắt đầu la liệt. Các chiến binh Asaro được mệnh danh là những con ma săn đầu người quái dị nhất.

Từ truyền thuyết đó, mà đàn ông Asaro luôn bôi bùn lên người, đeo mặt nạ trong các cuộc đi săn.

Đàn ông và phụ nữ của bộ lạc Asaro này không mặc gì cả. Chỉ có những chiếc lá cây và vỏ cây khô che bộ phận "quan trọng" và trát bùn lên toàn bộ cơ thể.

Và để tạo thêm sự chết chóc ma quái, họ lắp vào các đầu ngón tay những ống tre. Khi những tiếng kêu của các “ngón tay tre” va đập trong rừng, rồi tiếp đó là sự xuất hiện đột ngột của những bóng ma, sẽ khiến bộ lạc khác, người lạ phải... vỡ tim mà chết vì sợ.

Trong các lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Goraka - một trong những lễ hội lớn nhất ở Papua New Guinea, tất cả người Asaro, từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ con, đều trát bùn như ma và đeo mặt nạ như quỷ.

Họ trang trí cơ thể sao cho để người khác thấy kinh hãi nhất. Những bộ lạc tham gia lễ hội trông thấy họ càng sợ, thì họ càng tự tin và hứng thú.

Trong lễ hội này, họ sẽ diễn tả cuộc chiến tranh ma quái giành lại mảnh đất của mình với sự tự hào lớn lao.

Ngày nay, những người dân của bộ lạc Asaro vẫn giữ thói quen trát bùn lên cơ thể.

Thi thoảng, cánh mày râu Asaro diện nguyên “bộ quần áo đất”, đeo mặt nạ kinh dị và đeo những ống tre vót nhọn vào đầu các ngón tay, đi lại ở thị trấn Goroka không phải để dọa nạt kẻ thù mà khiến du khách của thế giới hiện đại phải lác mắt, trẻ con rú lên vì sợ hãi.

 

 

Những du khách đến Papua New Guinea sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi nếm trải cảm giác giật thót mình sợ hãi.

Khi họ đang mải mê với cảnh đẹp thiên nhiên, bỗng nhiên sẽ thấy những “người đội lốt quỷ” luồn lách trong rừng cùng tiếng động lạ, và sau đó là hàng chục mũi tên chĩa vào mình. Những mũi tên đã lên dây, những khuôn mặt quái dị, sẽ khiến khách du lịch… chết đứng.

Khi khách du lịch mặt cắt không còn giọt máu thì cũng là lúc họ hạ cung tên, gỡ bỏ mặt nạ và cười rũ rượi trước sự sợ hãi của khách du lịch. 

Sau đây là một số hình ảnh của người Asaro trong lốt ma:

 

 
 
 
 
 
 
 

theo baodatviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại979,930
  • Tổng lượt truy cập92,153,659
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây