Học tập đạo đức HCM

3 năm xây dựng NTM ở ĐBSCL: Đạt tiêu chí cao hơn bình quân chung cả nước

Thứ tư - 26/02/2014 10:18

3 năm xây dựng NTM ở ĐBSCL: Đạt tiêu chí cao hơn bình quân chung cả nước

Hôm qua (25/2) tại Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, đã chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại khu vực ĐBSCL. Đến dự hội nghị có hơn 150 đại biểu đến từ 13 tỉnh, thành ĐBSCL và các Bộ, ngành liên quan.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát phát biểu tại Hội nghị

Kết quả ban đầu

Đây là Hội nghị quan trọng được chờ đợi từ lâu của các tỉnh thành trong khu vực. Mở đầu Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nêu 3 vấn đề trọng tâm để tập trung thảo luận và nhắc không đọc lại báo cáo đã in sẵn.

Trước hết, Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình này trong 3 năm qua với điều kiện đặc thù của vùng ĐBSCL, những cái được và chưa được. Thứ hai, các tỉnh trong vùng trao đổi kinh nghiệm hay để khắc phục được những khó khăn tồn tại và tìm ra hướng đi mới trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp. Cuối cùng là làm rõ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến cơ chế, chính sách, chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo các cấp.

Trước khi thảo luận, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết: ĐBSCL có 1.269 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM (chiếm 14% tổng số xã của cả nước). Đến nay đã có 1,4% xã đạt chuẩn NTM. Mức độ đạt tiêu chí NTM của khu vực ĐBSCL cao hơn bình quân chung của cả nước.

Tổng kinh phí đã huy động cho xây dựng NTM 121.340 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách 31,2%, vốn tín dụng 47,3%, DN 4,3%, cộng đồng dân cư 17,2%. Sau 3 năm xây dựng NTM, hạ tầng KT-XH khu vực nông thôn ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc.

Báo cáo tại Hội nghị Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá: Nông nghiệp ĐBSCL có nhiều lợi thế nhưng việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, cây ăn trái, nuôi thủy sản thực hiện vẫn còn chậm. Kinh tế nông nghiệp và cuộc sống của người dân ĐBSCL lại đang bị đe dọa ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Kinh phí đầu tư cho hạ tầng cao hơn các khu vực khác do đặc điểm địa hình ở ĐBSCL chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nền đất yếu. Tỷ lệ phát triển hạ tầng vẫn còn thấp, nhất là giao thông, thủy lợi, nước sạch, cơ sở văn hóa đang là “điểm nghẽn” cho sự phát triển kinh tế của vùng.

Nguyên tắc vàng

Ông Trần Hoàng Duyên, Bí thư Huyện ủy Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), chia sẻ kinh nghiệm: Là 1 trong 5 huyện chỉ đạo điểm của cả nước xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 theo Nghị quyết 491 của Chính phủ, đó là vinh dự nhưng cũng đầy trọng trách đối với huyện.


Đoàn các tỉnh tham quan xã NTM Đại Thành (TX. Ngã Bảy, Hậu Giang)

Xuất phát điểm của huyện Phước Long ban đầu rất thấp, các xã chỉ đạt 3-4 tiêu chí NTM, nhưng đến nay nhiều xã đã đạt 13 tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2015 có 7/7 xã đều đạt 19 tiêu chí và đạt tiêu chuẩn huyện NTM.

Con số gần 900 tỷ đồng huyện Phước Long huy động nguồn lực được trong 3 năm qua đáng để các địa phương khâm phục. Nổi bật của Phước Long là huy động nội lực sức dân tham gia ngày công lao động xây dựng các tuyến lộ bê tông liên ấp của các xã. Huyện không phải thuê mướn đơn vị thi công, chỉ đầu tư cát, sắt, đá, xi măng nên tiết giảm khoảng 40% chi phí mà chất lượng công trình còn tăng lên.

Một kinh nghiệm nữa là trong quá trình chỉ đạo đã lựa chọn những tiêu chí dễ làm, dễ thực hiện, dễ hoàn thành, cần ít vốn và không cần vốn của Nhà nước làm trước, những tiêu chí khó hoàn thành sau. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền luôn đoàn kết, chung sức đôn đốc chỉ đạo thực hiện.

Ông Mai Anh Nhịn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho hay: Kiên Giang đã phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành. Kinh nghiệm của Kiên Giang là tỉnh đề ra cơ chế hỗ trợ 70% kinh phí xây dựng GTNT, nhân dân đóng góp 30%, hộ nào không có điều kiện đóng góp thì ngân hàng cho vay, ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất.

Có một cách làm khá hay ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) là trong 19 tiêu chí huyên đã phân nhỏ ra các phần việc. Trong đó 15 phần việc người dân đăng ký thực hiện, tổ nhân dân tự quản, ấp đăng ký 12 phần việc, xã 16 phần việc. Chính vì vậy đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc. Nhờ đó, mà Tân Hiệp mạnh dạn đặt ra mục tiêu đạt huyện NTM vào năm 2015.

 

+ Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Phải ưu tiên GTNT

Long An có 166 xã, nếu nhân số tiền đầu tư cho 1 xã 300 tỷ đồng thì con số quá lớn. Vậy thì nguồn vốn tìm ở đâu ra? Nhân dân chỉ có thể đóng góp ngày công và hiến đất, cây trồng chứ tiền họ không có. Như vậy, Chính phủ phải ưu tiên đầu tư cho GTNT vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, là tăng thu nhập cho người dân bằng cách nào? Phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm. Nông dân có tiền thì đời sống mới được nâng lên, nông thôn mới đổi mới.

+ Ông Lê Huy Ngọ, cố vấn Chương trình MTQG xây dựng NTM: Lấy NTM nuôi NTM

Cả xã, cả huyện, cả tỉnh phải làm NTM. Tiêu chí NTM chỉ là bộ khung làm cơ sở để kiến tạo. Tiêu chí đánh giá cho hiệu quả kinh tế xã hội phải là lòng dân. Dân làm NTM tạo ra con đường, cả xóm mừng, đó là tình yêu quê hương. Tạo tình cảm của cả cộng đồng với nhau, hiệu quả chính trị rất lớn, chưa nói đến hiệu quả kinh tế. Lấy NTM làm NTM, tức là lấy NTM làm động lực tạo ra sản phẩm, từ đó nhân dân có tiền sửa sang nhà cửa, trang hoàng ngõ xóm.

Ông Trịnh Quang Hưng, Bí thư Thị ủy Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết, bài học mà địa phương rút ra được từ việc xây dựng thành công xã NTM Đại Thành là phải chỉ đạo quyết liệt, kiên trì và khi thực hiện thì phải có thời gian. Mỗi tiêu chí đạt được đều là một quy trình phấn đấu gian khổ, phải gần dân, trao đổi, thuyết phục để dân hiểu và tích cực tham gia.

Ông Hưng nêu: Chẳng hạn để có thêm 5% dân số của xã Đại Thành tham gia BHYT, từ 65 lên 70% theo tiêu chuẩn, chúng tôi phải xuống địa phương rất nhiều lần, kết hợp cùng với BHXH vừa giải thích để người dân hiểu được lợi ích khi tham gia bảo hiểm vừa hỗ trợ để những hộ khó khăn có điều kiện tham gia.

“Trong quá trình thực hiện, chúng tôi làm rất nghiêm túc, không nóng vội và không chạy theo thành tích. BHXH cũng muốn nhân chuyện này để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT nên họ cũng tích cực cùng chính quyền thực hiện. Hơn nữa, để được công nhận còn có các cơ quan chuyên môn đánh, kiểm tra, thẩm định theo đúng quy trình nên các tiêu chí đạt được đều là thực chất”, ông Hưng nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: Bài học rút ra sau 3 năm chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM là phải có cán bộ chuyên trách, nhiệt tình. Nơi nào có sự quan tâm của các cấp sẽ làm nên sự khác biệt. Đồng thời, phải phân công rõ trách nhiệm giữa các cấp, các ngành. Phải làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức đây là chương trình của nhân dân.

Bộ trưởng nêu: “Nguyên tắc vàng trong vận động nhân dân chung sức tham gia xây dựng NTM là “dân chủ - công khai - minh bạch”. Lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo chính, tránh chạy theo thành tích. Đồng thời phải có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển, cải thiện đời sống người dân ĐBSCL. Xây dựng NTM phải gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và tìm đầu ra cho thị trường nông sản.

 

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỂN HÌNH

- Có 18 xã đạt đủ 19 tiêu chí (1,4%); 62 xã đạt dưới 5 tiêu chí (4,9%); số xã đạt 15 -18 tiêu chí là (4,7 %); số xã đạt 10 -14 tiêu chí là (36%); số xã đạt 5-9 tiêu chí là (53%).

- 67% số cán bộ làm công tác xây dựng NTM đã được tập huấn.

- 67% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung.

- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về giao thông 10,5%; nước sạch 10,6%; cơ sở vật chất văn hóa 5,9% (bằng 50-60% so với kết quả chung của cả nước).

- Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,24%, giảm 2% so với năm 2012.

- 62,3% số xã đạt tiêu chí về giáo dục; 44,8% số xã đạt chuẩn về y tế; 97% số xã, ấp đạt tiêu chí văn hóa.

- 76% hộ có sử dụng nước hợp vệ sinh.

Ngọc Thắng
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,404
  • Tổng lượt truy cập92,006,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây