Học tập đạo đức HCM

6 nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý nợ công do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo đã được ban hành

Thứ sáu - 27/07/2018 00:18
Trong 2 ngày 26-27/7, tại TP Hoà Bình, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị “Phổ biến Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn” cho các bộ, ngành trung ương và sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư, UBND của 28 tỉnh, thành phố phía Bắc, cùng đại diện một số ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, Luật quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1/7/2018. Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật, Bộ Tài chính đã khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng 7 nghị định của Chính phủ để kịp ban hành đúng thời hiệu của luật. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo 6 nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo một nghị định về quản lý sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. 

Đến nay, 6 nghị định Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo đã được ban hành, bao gồm Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng quỹ tích luỹ trả nợ; Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công; Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công; Nghị định 95/2018/NĐ- CP quy định về phát hành, dăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; Nghị định 97/2018/NĐ-CP cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Theo đánh giá của ông Long, các nghị định được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn ban quy phạm pháp luật. Đồng thời, các nghị định này cũng hướng dẫn đầy đủ các trình tự, thủ tục có liên quan, đảm bảo thực hiện Luật đầy đủ, kịp thời, không đòi hỏi có hướng dẫn thêm.

“Riêng với nghị định về quản lý sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình xây dựng, trình Chính phủ ban hành” - ông Trương Hùng Long cho biết. 

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện Cục Quản lý nợ công đã trình bày những điểm mới của Luật Quản lý nợ công, và nội dung của 6 nghị định hướng dẫn. Theo ông Võ Hữu Hiển- Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, mục tiêu sửa đổi Luật Quản lý nợ công đảm bảo đồng bộ giữa chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khoá, tiền tệ và đầu tư công; huy động vốn đầy đủ, kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo an toàn, bền vững nợ công; phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công và tiếp cận chọn lọc thông lệ tốt của quốc tế.

Luật Quản lý nợ công gồm 10 Chương, 63 Điều, quy định về hoạt động quản lý nợ công bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công. Việc quản lý nợ công theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý và giao một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính.

Một trong những điểm thay đổi quan trọng tại Luật này so với trước đây là nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giao về Bộ Tài chính. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, Luật thu hẹp đối tượng cho vay lại và được bảo lãnh chính phủ; siết chặt điều kiện cho vay lại và điều kiện bảo lãnh chính phủ; tăng cường công tác thẩm định và đánh giá, quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ và cho vay lại. Bên cạnh đó, Luật bổ sung các quy định đảm bảo khả năng trả nợ công. Theo đó, huy động vốn vay trong khả năng trả nợ, bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công; các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đánh giá tác động đến quy mô , khả năng trả nợ; quy định cụ thể quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công. Gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng nợ công với trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả.

Dự kiến, trong cuối tháng 7 và đầu tháng 8, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức hội nghị cho các đối tượng là nhà tài trợ nước ngoài và một hội nghị cho các địa phương phía Nam.

Bùi Dương/http://tapchitaichinh.vn

 

 Tags: tài chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay74,800
  • Tháng hiện tại82,722
  • Tổng lượt truy cập84,989,758
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây