Học tập đạo đức HCM

80% người dân sẵn sàng bỏ thêm tiền mua thực phẩm ngon, sạch

Thứ tư - 15/11/2017 20:23
Qua khảo sát thực tế, người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng nông sản, thực phẩm và có đến 80% người dân sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhận định của ông Võ Mầu, đại diện Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam, tại toạ đàm “Việt - Pháp về Văn hóa ẩm thực và An toàn vệ sinh thực phẩm” do Bộ Nông nghiệp Pháp tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 15/11, Việt Nam vẫn chưa đảm bảo hoàn toàn chất lượng sản phẩm nông sản vì vậy mới hình thành một bộ phận người tiêu dùng thích các sản phẩm rau củ, quả nhập khẩu, do các sản phẩm này có những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.

 

Theo ông Mầu, tâm lý của người tiêu dùng luôn muốn thưởng thức các loại thực phẩm ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm vì vậy người tiêu dùng không ngại chi trả cao hơn 20% cho sản phẩm nhập khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Người Việt Nam luôn có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn.

 

Bà Đinh Tường Lan, đại diện Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp phát triển quốc tế Pháp (CIRAD), cho biết người tiêu dùng Việt Nam dành khoảng 40% tổng thu nhập của họ cho chi tiêu cho thực phẩm. Qua khảo sát thực tế, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng nông sản, thực phẩm và có đến 80% người dân sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Theo ông Bertrand Lortholary, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hành vi tiêu dùng thực phẩm ngày càng thay đổi thì sự chia sẻ, giao lưu giữa các nền ẩm thực rất quan trọng, trong đó có sự chia sẻ về niềm tin chất lượng sản phẩm. Vì vậy, tại buổi tọa đàm các nhà nghiên cứu, chuyên gia Pháp và Việt Nam đã trao đổi, chia sẻ những thông tin về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giữa hai nước.

 

“Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trước hết các nhà sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Với nhà quản lý, cần có sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các Sở, ban ngành giữa Pháp và Việt Nam. Đồng thời, cần sự quan tâm của các nhà quản lý trong vấn đề đảm bảo chất lượng lương thực thực phẩm đến tay người tiêu dùng cũng như xuất khẩu”, ông Bertrand Lortholary cho biết thêm.

 


 

Hoàng Tuyết/baotintuc.vn
 Tags: thực phẩm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay49,594
  • Tháng hiện tại824,872
  • Tổng lượt truy cập91,998,601
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây