Học tập đạo đức HCM

Bạc Liêu chú trọng khai thác tiềm năng kinh tế biển

Thứ bảy - 22/09/2012 21:27
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển đến năm 2020, cùng với mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu về biển, Bạc Liêu đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để khai thác, biến tiềm năng kinh tế biển thành lợi thế phát triển.
 
 

 

Đánh bắt thủy sản tại biển Bạc Liêu. Ảnh: TTXVN

Tỉnh có 3 Nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế biển và quyết tâm thực hiện 3 Nghị quyết về kinh tế biển theo hướng nâng dần giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần cho nhân dân.

 

Kinh tế biển chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên Bạc Liêu tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế biển. Sau khi có Nghị quyết, tỉnh đã chú trọng đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế biển như: Xây dựng, nâng cấp đường Cao Văn Lầu, đường Giá Rai - Gành Hào, đường đê biển, đường Xóm Lung - Cái Cùng, một số đường giao thông nối liền các xã về trung tâm… Đặc biệt, tỉnh còn xây dựng hạ tầng điện, thủy lợi cho các vùng nuôi thủy sản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu trú bão, hạ tầng về sản xuất giống tôm, cá, hình thành các cụm kinh tế, văn hóa - xã hội vùng biển; phát triển ngành nghề, dịch vụ, du lịch gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao dân trí, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; gắn phát triển kinh tế với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

 

Theo Nghị quyết của tỉnh, Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất từ kinh tế biển đạt trên 21.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng gần 14%/năm. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã đưa ra nhiều định hướng, giải pháp: Trước hết là việc quy hoạch và đầu tư các dự án động lực cho vùng ven biển Bạc Liêu. Tỉnh đang xây dựng khu kinh tế Gành Hào; quy hoạch các đường giao thông trục ngang nối vùng biển Bạc Liêu với vùng biển phía Tây; phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ đủ mạnh, đảm bảo đánh bắt có hiệu quả; xây dựng cảng cá ở các cửa sông Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. Khi đi vào hoạt động, các cảng biển sẽ tạo động lực phát triển kinh tế vùng, tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển các cơ sở kinh tế, công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khu vực; ngoài ra, còn giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hơn 10 ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp trong các ngành dịch vụ hàng hải, du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

 

Vùng Nam Quốc lộ 1A của Bạc Liêu được xác định là vùng kinh tế biển rất quan trọng của tỉnh, chiếm 35% diện tích tự nhiên trong toàn tỉnh. Huyện biển Đông Hải là trung tâm kinh tế biển của tỉnh nên ngày từ năm 2007, tỉnh đầu tư xây dựng Cảng cá Gành Hào ở huyện Đông Hải, thành lập đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá để trung chuyển khi khai thác xa bờ và hoàn thành 3 đèn báo bão ven bờ để định hướng, hỗ trợ ngư dân khi có thiên tai.

 

Bạc Liêu có chiều dài bờ biển trên 56 km và ngư trường rộng lớn chiếm hơn 20.700 km2, có tiềm năng và lợi thế kinh tế biển đa dạng, có khả năng xây dựng cảng biển, điện gió, nhiệt điện, khu kinh tế biển, du lịch, nghề muối…. Bạc Liêu hiện có trên 1.200 tàu đánh cá, trong đó, trên 440 tàu có công suất trên 90CV đủ điều kiện đánh bắt xa bờ trên vùng lãnh hải rộng lớn hơn 20.000km2, khai thác hơn 100 ngàn tấn thủy hải sản/năm; có 45 tổ, đội sản xuất trên biển;43 tổ hậu cần nghề cá. Dù gặp khó khăn do giá nhiên liệu liên tục tăng gần đây, nhưng các tàu hậu cần đã phát huy tác dụng, giảm chi phí ra vào bến cho mỗi tàu được nhiều triệu đồng.;có thêm thời gian bám biển khai thác hải sản. Nhờ đó, trong 8 tháng năm 2012, ngư dân trong tỉnh đã khai thác được gần 70 ngàn tấn, trong đó có gần 10 ngàn tấn tôm; đạt 71% kế hoạch năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 155 triệu USD

 

Bạc Liêu đang tiếp tục đầu tư và khai thác tiềm năng kinh tế biển một cách đồng bộ và hiệu quả. Đây là hướng đi đúng, tạo cơ sở cho việc phát huy lợi thế về biển. Việc phát huy tiềm năng về tài nguyên biển và vùng ven biển không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc./.

(Theo TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập731
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm730
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,051
  • Tổng lượt truy cập93,174,715
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây