Học tập đạo đức HCM

Diễn đàn An ninh lương thực Việt Nam

Thứ sáu - 21/09/2012 21:34
Để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2020, Việt Nam sẽ giữ vững 3,8 triệu ha lúa hiện tại, giữ mức sản lượng 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm…
Ngày 21/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tập đoàn Du Pont (Mỹ) tổ chức Diễn đàn An ninh lương thực Việt Nam với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về nông nghiệp và khoảng 100 doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp ở khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng để giải được bài toán an ninh lương thực ở Việt Nam, trước hết hội thảo cần trao đổi, làm rõ bức tranh an ninh lương thực sẽ thế nào vào năm 2050, khi dân số toàn cầu đạt 9 tỷ người; cần có giải pháp cụ thể thế nào về tình trạng khan hiếm lương thực; ở Việt Nam, an ninh lương thực được đề cao tới đâu, và cuối cùng là trong xu thế an ninh lương thực đang là mối quan tâm lớn, vai trò của các chủ thể kinh tế, Chính phủ, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp với vấn đề này.
 
Các diễn giả thảo luận tại diễn đàn. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)


Bà Farra Siregar, Tổng giám đốc Dupont Việt Nam cũng nhận định hiện nay Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu gạo quan trọng của thế giới. Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng vấn đề cần quan tâm hơn nữa là giá cả phải chăng sẽ là chìa khóa quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy cần ứng dụng khoa học để nâng cao sản lượng, tăng giá trị dinh dưỡng, có giải pháp cho bảo quản lương thực cũng như bao bì sản phẩm.

Trước những vấn đề đặt ra đối với an ninh lương thực của Việt Nam, ông Đào Quốc Luận - Vụ phó Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam đã đặt mục tiêu sẽ chấm dứt tình trạng thiếu đói vào năm 2012, nâng cao mức độ an ninh lương thực cho các nhóm nguy cơ thiếu lương thực; cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hướng tới cân đối dinh dưỡng; cải thiện cơ cấu lương thực và chất lượng tiêu dùng lương thực…

Để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2020, Việt Nam sẽ giữ vững 3,8 triệu ha lúa hiện tại, giữ mức sản lượng 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm… Ngoài ra, các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp chế biến, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng và giá trị lương thực cũng như nâng cao khả năng tiếp cận lương thực cho người dân.
 
Theo TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm221
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,661
  • Tổng lượt truy cập92,047,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây