Học tập đạo đức HCM

Bàn cách gỡ "nút thắt" du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ nhật - 30/09/2018 21:47
Sáng nay (1.10), tại TP.Long Xuyên (An Giang), Tổng cục Du lịch phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2018”.

Đến dự hội thảo có ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư; ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Lưu Phan - Phó Tổng biên tập Báo NTNN/Dân Việt cùng 180 đại biểu đại diện cho Sở VHTT&DL, Hiệp hội Du lịch cùng các tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ĐBSCL.

 ban cach go 'nut that' du lich nong nghiep dong bang song cuu long hinh anh 1

Nhiều điểm du lịch nông thôn ở ĐBSCL được hình thành.

Trước hội thảo này, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công 2 hội thảo về du lịch nông nghiệp.

Cụ thể là hội thảo "Du lịch nông nghiệp tại Hà Nội" vào ngày 30.3 và hội thảo "Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp nông thôn tại Quảng Nam" vào ngày 18.5.

Các hội thảo đã thu hút được đông đảo sự tham gia của nhiều nhà quản lý, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan truyền thông quan tâm đến lĩnh vực du lịch nông nghiệp.

Tại hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong khai thác du lịch nông nghiệp ĐBSCL.

Hội thảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, là nơi giới thiệu các mô hình du lịch nông nghiệp thành công có tính sáng tạo…

Theo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là lĩnh vực du lịch nông nghiệp, nhưng ĐBSCL vẫn chưa thể khai thác hết “mỏ vàng” nhiều tiềm năng này.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho biết, du khách quốc tế, đặc biệt là khách từ thị trường Âu - Mỹ rất muốn khám phá vẻ đẹp dân dã của vùng miệt vườn sông nước bằng cách hòa nhập vào đời sống thực tế của người dân địa phương. Còn với du khách trong nước thì thích tổ chức nhóm đi tham quan các địa điểm trong thời gian ngắn.

Hiện nay, ở các địa phương như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long, TP.Cần Thơ… hình thành nhiều điểm du lịch nông nghiệp. Đến đây, du khách có thể được vào vai người nông phu tự tay hái quả, làm vườn, được nghỉ chân ngay tại nhà dân và xung quanh là những vườn cây trái trĩu quả.

Ngoài ra, khách còn tham quan những làng nghề truyền thống, các lò bánh, lò cốm, hoặc đi thăm chợ nổi Long Xuyên, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phụng Hiệp…

 ban cach go 'nut that' du lich nong nghiep dong bang song cuu long hinh anh 2

Du khách nước ngoài tham quan rừng tràm Trà Sư (An Giang) mùa nước nổi.

Có doanh nghiệp cho rằng, ĐBSCL có thể học tập Áo để trở thành một trung tâm du lịch nông nghiệp - nông thôn của Việt Nam nhờ lợi thế  là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, khí hậu tốt quanh năm có thể làm du lịch cả 4 mùa.

 ban cach go 'nut that' du lich nong nghiep dong bang song cuu long hinh anh 3

Khách tham quan cá lóc bay - mô hình du lịch nổi tiếng ở TP.Cần Thơ.

Ngoài ra, ĐBSCL gần đô thị lớn là TP.HCM và các tỉnh miền Đông vốn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam. Giao thông đang được nâng cấp và xây mới, nên có đến hơn 1/2 diện tích ĐBSCL nằm trong bán kính 3 giờ xe ôtô tính từ TP.HCM (quãng thời gian di chuyển đẹp nhất đối với khách du lịch). Đây sẽ là xu hướng du lịch chủ đạo trong tương lai gần đối với vùng đất Chín Rồng.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%.

Do vậy, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển du lịch.

Du lịch nông nghiệp là một hướng đi mới, nó có thể góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp, nông thôn, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người dân nông thôn, vừa góp phần xây dựng nông thôn mới…

Trong năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã đón khoảng 78 triệu lượt khách nội địa, gần 13 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó, ĐBSCL đón tiếp trên 30,2 triệu lượt khách nội địa, hơn 2,8 triệu lượt khách quốc tế, với doanh thu đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.

Theo: Huỳnh Xây - Trần Đáng - Chúc Ly/danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập433
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại97,371
  • Tổng lượt truy cập88,775,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây