Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn giống cây ăn quả đặc sản: Việc cần thiết

Thứ tư - 03/10/2018 06:06
Hà Nội có nhiều giống cây ăn quả đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn… Bảo tồn, nhân rộng các nguồn gen cây trồng quý hiếm, đặc sản là việc làm cần thiết đòi hỏi ngành nông nghiệp Thủ đô phải quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa.
Nguy cơ mai một nguồn gen quý hiếm
Giống quýt Tích Giang ở xã Tích Giang (huyện Phúc Thọ) nổi tiếng bởi chất lượng thơm ngon, năng suất cao, có thể đạt 100kg quả/cây ở độ tuổi từ 4 - 5 năm. Điểm nổi bật của quýt Tích Giang là quả to (từ 120 - 130gam/quả), rất ít hoặc không có hạt. Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Hoàng Thị Tuyết cho biết, trước đây diện tích trồng quýt Tích Giang ở địa phương lên tới vài chục hécta, nhưng hiện nay do người dân chuyển sang trồng cây cảnh nên chỉ còn khoảng 3ha.
Để làm tốt công tác bảo tồn, Hà Nội cần quy hoạch vùng sản xuất cho những giống cây trồng quý, nhất là cây đặc sản, đồng thời đẩy mạnh xây dựng sản phẩm chủ lực của địa phương. Cùng với đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích công tác bảo tồn phát triển, trong đó chú trọng đầu tư nguồn kinh phí và đào tạo nguồn nhân lực.
GS Nguyễn Lân Hùng  - Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam
Bưởi đỏ Mê Linh (huyện Mê Linh) cũng là giống cây ăn quả đặc sản quý hiếm nhưng đang đứng trước nguy cơ thoái hóa. Bí thư Đảng ủy xã Tráng Việt Nguyễn Mạnh Xuyên cho hay, vào khoảng năm 1950, tại thôn Đông Cao xuất hiện giống bưởi lạ với đặc điểm ruột màu đỏ. Ban đầu quả bưởi phát triển như những giống bưởi khác, nhưng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, quả bưởi bắt đầu chuyển mã, khi chín vỏ chuyển sang màu vàng rất bắt mắt. Thông tin về giống bưởi này, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thoa cho biết, giống bưởi đỏ Mê Linh có 2 loại là bưởi đỏ “Bánh Men” và bưởi đỏ “Lũm”. Đây là hai giống bưởi đỏ có nguồn gen bản địa quý hiếm, giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nhiều địa phương. 
Không riêng giống quýt Tích Giang, bưởi đỏ Mê Linh mà nhiều giống cây ăn quả đặc sản của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mất dần nguồn gen quý hiếm, bởi sức ép đô thị hóa cùng với sự xói mòn về đất đai, tác động của khí hậu… 3 giống cây ăn quả của Hà Nội gồm: Bưởi Diễn, hồng Thạch Thất, quýt Tích Giang đã được Bộ NN&PTNT xếp vào danh mục những cây trồng quý hiếm cần được bảo tồn.
Cần được quan tâm thích đáng
Theo nhận định của nhiều chuyên gia nông nghiệp, việc bảo tồn, lưu giữ giống cây ăn quả đặc sản có vai trò quan trọng. Hiện nay, có 2 hình thức bảo tồn nguồn gen là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn bên ngoài nơi cư trú tự nhiên của nguồn gen. Trong đó, hình thức bảo tồn tại chỗ có ý nghĩa quan trọng, bởi không chỉ duy trì được sự tiến bộ nguồn gen mà qua thời gian sàng lọc, phương pháp này có thể mở rộng nguồn gen. Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, diện tích canh tác bị thu hẹp, càng đòi hỏi cần nhanh chóng quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cho những giống cây quý, để những cây này phát huy tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu nước ngoài, trở thành sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Thủ đô.
Để bảo tồn, khôi phục giống cây ăn quả đặc sản, thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các địa phương rà soát, phân loại, đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa về nguồn giống, qua đó có kế hoạch bảo tồn và nhân rộng nguồn giống cây ăn quả đặc sản. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, TP sẽ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả từ 17.000 - 17.500ha, trong đó có 9.000ha trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản.
Theo: Ngọc Ánh/kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,674
  • Tổng lượt truy cập92,579,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây