“Hai nhất”
Theo Bộ trưởng Cường, nói thách thức lớn nhất vì chúng ta đang đứng trước ba yếu tố thách thức, đó là: Nông nghiệp phải tiến lên hiện đại từ một nền nông nghiệp hộ nhỏ lẻ phân tán, thách thức biến đổi khí hậu lớn nhất của nhân loại và thách thức hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đi sau nhưng trở thành nước tiên phong trong hội nhập.
Cái “nhất” thứ hai theo Bộ trưởng là vừa qua nông nghiệp cũng đón nhận được sự ủng hộ, quan tâm đồng bộ chỉ đạo xuyên suốt nhất của cả hệ thống chính trị, từ cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, toàn bộ hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và toàn dân. Bộ trưởng lấy ví dụ đồng chí Tổng Bí thư khi đàm phán về các vấn đề với các nước cũng nêu vấn đề nông nghiệp cụ thể các nhóm nông sản. Quốc hội kỳ này đã thông qua 3 luật của nông nghiệp, tới đây 2 luật nữa là 5, từng bước hoàn thành khung khổ pháp lý trong một thời gian ngắn. Ngành nông nghiệp đến giờ phút này chỉ có 9 luật, riêng khóa này dành thời gian 3 năm cho 3 luật, ra 3 nghị quyết chuyên đề về ngành nông nghiệp cho thấy sự ưu tiên rất lớn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thăm mô hình vườn mẫu ở Hà Tĩnh. Ảnh: IT.
Kể từ tháng 7.2016 khi kiện toàn xong Chính phủ đến cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ có 17 lần trực tiếp chỉ đạo nông nghiệp của đất nước, trong đó có cả từng mặt hàng như lúa gạo, tôm; bão số 10 cũng vào thẳng tâm bão để cùng chỉ đạo. Đối với các tỉnh, kể cả các đồng chí Bí thư, Chủ tịch, hệ thống chính trị vào cuộc, 63 tỉnh thành đều làm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, các thành phần kinh tế cũng vậy, chính vì thế tạo ra sự lan tỏa.
Điều này thể hiện ở các con số: Trong 2 năm, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp đã tăng từ 3.700 lên 7.620, gấp đôi số doanh nghiệp từ trước đến nay. Ngoài ra, còn có 12.000 hợp tác xã và 33.000 hộ trang trại, đã tạo nên những kết quả ban đầu rất quan trọng, có tính chất tiền đề. Thứ nhất, tăng trưởng của chúng ta phục hồi sau thiên tai liên tục tăng, nếu như 6 tháng đầu năm 2016 chúng ta âm 0,68% GDP, cuối năm đó chúngta tăng lên 1,35%. Năm 2017 đạt 2,9%, 4 tháng đầu năm 2018 chúng ta tăng trưởng được 4,05%, cao nhất từ trước đến nay.
Thứ hai, xuất khẩu nông sản liên tục tăng, kể cả thị trường cũng tăng, chúng ta xuất khẩu tới 180 nước, trong đó có những thị trường rất khó tính như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. “Đặc biệt, giá trị tuyệt đối của nông sản rất tăng, năm 2015 là 30,5 tỷ USD, năm 2016 đã lên 32,2 tỷ USD, 2017 là 36,2 tỷ USD và năm nay, đến giờ phút này, với tiến độ này, chúng tôi dự báo chúng ta sẽ vượt con số 40 tỷ USD”, Bộ trưởng khẳng định.
Thứ ba, 3 nhóm sản phẩm trong nội dung tái cơ cấu, nhóm sản phẩm quốc gia bao gồm trên 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, thứ hai nhóm sản phẩm cấp tỉnh và nhóm sản phẩm cấp làng, xã đặc sản cũng phát triển. Theo ông Cường, 3 nhóm này chúng ta đang cơ cấu theo hướng tổ chức lại theo chuỗi, có thể trở thành điển hình: sữa, thủy sản. Nhóm sản phẩm cấp tỉnh hiện nay làm rất tốt, vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành vùng trù phú. Nhóm hàng cấp địa phương, sâu hơn là cấp xã có phong trào ở Quảng Ninh.
“Việc tái cơ cấu ở 3 trục nhóm sản phẩm đang từng bước khẳng định hướng đi chúng ta đúng và có được kết quả ban đầu”, ông Cường nói.
Vẫn yếu ở những điểm “yết hầu"
Về tồn tại, theo ông Cường, những vấn đề các đại biểu trao đổi đều hoàn toàn đúng. Thứ nhất, tính liên kết trong sản xuất sản phẩm của chúng ta còn yếu, kể cả 3 trục sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT phát biểu tại hội trường. Ảnh: QH.
Thứ hai, chế biến chưa tương xứng với sức sản xuất của chúng ta, sức sản xuất ngành nào cũng lớn nhưng chế biến đang là một khâu tồn tại phổ biến, kể cả một số ngành hàng mà chúng ta coi là thế mạnh, ví dụ như sản phẩm chế biến thủy sản, chế biến tôm, cá tra. Riêng ngành rau quả năm nay chúng ta đã tập trung xây dựng 8 nhà máy hiện đại nhưng vẫn còn yếu, dẫn đến có lúc sản phẩm của chúng ta bị dư thừa thời vụ, có lúc thị trường thế giới biến động chúng ta bị ứ đọng, đặc biệt là chuỗi giá trị chưa cao.
Thứ ba, quản lý nhà nước nhiều mặt còn bất cập, kể cả quản lý vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất. Hai nữa là còn bất cập về quản lý nhà nước trong cả một quá trình tổ chức sản xuất, kể cả khâu kiểm soát, lưu thông hàng hóa.
Thứ tư, thị trường, xuất khẩu nhiều nhưng hết sức bấp bênh, chưa ổn định, chưa có thương hiệu, chất lượng hàng hóa, mẫu mã, bao bì chưa tương xứng với tầm vóc chúng ta mở thị trường. Thị trường trong nước tổ chức chưa được.Thứ năm, về những nút thắt mà các đại biểu phát biểu (đất đai, tín dụng), chúng ta có nhiều cố gắng về tín dụng nhưng vẫn còn bất cập, đặc biệt ở khu vực đất đai, cố gắng làm sao tích tụ, tạo điều kiện tốt hơn để nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thì chúng ta vẫn yếu.
“Có thể nói đây là những khâu yết hầu mà chúng ta còn đang rất yếu, hiện nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ của Trung ương, các địa phương, phối hợp các thành phần kinh tế để chúng ta tháo gỡ, vừa bằng thể chế, vừa bằng cơ chế, chính sách đặc biệt là cải cách hành chính”, Bộ trưởng Cường nói.
Xuất khẩu nông sản đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn còn điểm yếu. Ảnh: IT.
Nợ đọng cơ bản sẽ hoàn thành trong cuối năm
Trao đổi về chương trình xây dựng nông thôn mới, theo Bộ trưởng Cường, để chống tình trạng phát triển theo phong trào, đi sâu vào chất lượng và giảm nhanh tiến tới kết thúc nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ NNPTNT đã chỉnh sửa 19 tiêu chí theo hướng ưu tiên tập trung những chỉ tiêu cốt lõi, đó là thúc đẩy sản xuất nâng cao đời sống; vấn đề môi trường, an ninh xã hội và hệ thống mạng lưới cán bộ cơ sở được nâng lên. Toàn bộ thiết chế hạ tầng được phân cấp cho các địa phương tùy từng điều kiện cụ thể mà thực hiện.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các tiêu chí cũng được bổ sung nhiều nội dung mới, như môi trường, thúc đảy sản xuất. Ví dụ, đưa mô hình vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu của Hà Tĩnh cho thành phong trào gắn với nông thôn mới. Phong trào OCOP phát triển hàng hóa như ở Quảng Ninh cũng đưa vào một chương trình chung. Hoặc là phong trào bảo vệ môi trường với các thiết chế hạ tầng đầy đủ như của Nam Định.
“Riêng chỉ tiêu về nợ đọng xây dựng cơ bản, tổng số 16.000 tỷ thì đến giờ phút này các địa phương đã trả và chỉ còn 2.400 tỷ, tức là chỉ còn khoảng 15% và từ nay đến cuối năm hầu hết số nợ đọng xây dựng cơ bản của khu vực xây dựng nông thôn các tỉnh sẽ hoàn trả xong, không để tồn tại cho giai đoạn sau”, ông Cường khẳng định.
Anh Thơ/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã