Học tập đạo đức HCM

Bức tranh mới về nông thôn Quảng Nam

Thứ năm - 11/02/2016 04:40
Về Quảng Nam những ngày nắng ấm đầu Xuân Bính Thân này, có dịp đi qua những bản làng, sẽ được tận mắt chứng kiến nhiều gam màu rực rỡ của bức tranh về diện mạo mới của các vùng quê xa xôi vốn dĩ trầm mặc bao đời nay…
 
Bức tranh mới về nông thôn Quảng Nam

Công viên văn hóa ở Duy Xuyên

Cuối năm 2015, hàng chục xã của các huyện Duy Xuyên, Tây Giang, Phú Ninh, Đại Lộc, Phú Ninh, thị xã Điện Bàn, TP Tam Kỳ… rầm rộ tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM), như tín hiệu báo tin vui đầu xuân mới.

Chúng tôi có dịp tham dự sự kiện trọng đại này của người dân xã Duy Hòa - địa phương đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Duy Xuyên. Là xã vùng núi phía Tây, khi mới bắt tay xây dựng NTM, xã chỉ có 5 tiêu chí, còn lại 14 tiêu chí khác đòi hỏi phải sáng tạo và kiên trì tập hợp sức dân mới có thể cán đích được. Từ 2011 - 2015, xã đã vận động nhân dân dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp được 150ha, trong đó xây dựng một cánh đồng mẫu lớn 45ha. Đã có hơn 500 hộ dân tự nguyện hiến hơn 10 ngàn m 2 đất và đóng góp 10 ngàn ngày công làm đường giao thông; nạo vét kênh mương, vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa, dựng cổng chào đầu thôn xóm, nhà sinh hoạt cộng đồng…

Đặc biệt, tuyến đường liên xã dài 4km, rộng 6m được đổ bê tông mới, nâng tổng số đường bê tông hóa lên 50km và 10km kênh mương kiên cố. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 4,2%.

Sau 4 xã điểm xây dựng NTM gồm Duy Hòa, Duy Sơn, Duy Trinh và Duy Phước hoàn thành, huyện Duy Xuyên tiếp tục chọn các xã Duy Trung, Duy Châu, Duy Thành và Duy Vinh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này trong giai đoạn 2016 - 2018.

Bức tranh mới về nông thôn Quảng Nam

Đường nội thị Điện Bàn

Về xã Bình Giang nằm phía Đông huyện Thăng Bình, được hòa chung trong không khí đón ngày hội lớn của người dân bao đời cần mẫn trên những nỗng cát trắng cháy bỏng để vươn lên thoát nghèo. Bình Giang là xã nghèo bãi ngang ven biển. Đất sản xuất hạn chế, diện tích cát bao phủ xung quanh nên Bình Giang gặp khá nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Nhưng nhờ phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nên xã đã về đích sớm hơn dự kiến.

Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Anh cho biết, đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng so với năm 2010. Tổng vốn huy động từ 2011 - 2015 để xây dựng NTM đạt gần 50 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn chưa đến 1%. Với thành tích nổi bậc trên, Bình Giang đã được Thủ tướng Chính phủ tặng công trình phúc lợi xã hội 1 tỷ đồng.

Tam Phước (Phú Ninh) là 1 trong 11 xã được Trung ương chọn xã điểm xây dựng NTM. Là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến, Tam Phước bị đạn bom của địch cày xới nặng nề. Chính vì vậy, khi bắt tay xây dựng NTM, xã chưa hề đạt một tiệu chí nào. Nhờ nỗ lực phấn đấu, đến cuối năm 2011, xã đạt 12/19 tiêu chí vào năm 2014, hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Bài học kinh nghiệm ở Tam Phước được rút ra, đó là phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, không ai đứng ngoài cuộc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, lấy dân làm gốc theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Vì vậy, xã đã huy động của dân và doanh nghiệp được hơn 41 tỷ đồng chung tay xây dựng. Tất cả các đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa rộng 4m, các công trình văn hóa, thủy lợi, cải tạo vườn tạp… đều được nhân dân hăng hái tham gia.

Bức tranh mới về nông thôn Quảng Nam

Nhân dân góp công sức làm đường giao thông liên thôn

Ngược lên vùng cao, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang Bhling Mia báo tin vui: Trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện phân bổ 480 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 để thực hiện các chính sách giảm nghèo cho dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tập trung hỗ trợ định canh, định cư, công trình nước sinh hoạt, điện thắp sáng, đường giao thông, trạm y tế… Qua 5 năm triển khai xây dựng NTM, tổng nguồn vốn huy động và đầu tư là 793,4 tỷ đồng. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn nhiều địa phương nhanh chóng đổi mới, văn minh. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đời sống đồng bào được cải thiện rõ rệt. Đến nay, có 2 xã đạt chuẩn xây dựng NTM là A Nông và xã Lăng.

Theo con đường nhựa quanh co uốn theo những cánh rừng cao su xanh ngát ngược lên vùng biên giới Việt - Lào về thăm xã A Nông. Ông YĐêl Bốn, Chủ tịch UBND xã phấn khởi khoe: “Mình vừa vinh dự đại diện cho xã ra tận Hà Nội dự Hội nghị tổng kết 5 năm chương trình xây dựng NTM do Thủ tướng Chính phủ tổ chức. A Nông là xã biên giới đầu tiên của cả nước đã hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM vào cuối năm 2014, dù còn nhiều việc phải làm tiếp, nhưng bà con mình vui lắm…”

Bức tranh mới về nông thôn Quảng Nam

Nhà Gươi là nơi sinh hoạt cộng đồng của đồng bào thiểu số

Trước đây, muốn vào xã phải lội bộ ròng rã 3 ngày, không đường, không điện… chỉ có những mái nhà lụp xụp của đồng bào len lỏi dưới những sườn núi cheo leo… Bây giờ, xã hoàn toàn đổi thay. Già làng Arất Đúch (thôn A Noonl) phấn khởi: “Chỉ cách đây gần 10 năm thôi, cuộc sống bà con luôn thiếu ăn, thiếu mặc, nhà cửa tạm bợ. Nhờ làm NTM, bà con Cơ Tu bây giờ đã có cơm no, áo ấm, có đường giao thông nông thôn, điện thắp sáng, trường học kiên cố cho lũ trẻ học tập, rồi trạm xá khám chữa bệnh nữa… Cái bụng bà con Cơ Tu vui lắm”. Nét nổi bật ở A Nông là sự chung sức, chung lòng của bà con Cơ Tu. Nếu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới gần 55%, trong đó gần 100% là hộ đồng bào Cơ Tu, nhưng nhờ biết cách làm ăn, người dân đã đồng lòng hiến đất đai, vật kiến trúc; tự nguyện đóng góp hơn 15 tỷ đồng để cùng với chính quyền hoàn thành các tiêu chí NTM và hiện tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đã đạt gần 20 triệu đồng/năm. Toàn xã có hơn 30 em học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh Quảng Nam đã đầu tư 17 ngàn tỷ đồng, trong đó huy động sức dân là 14 ngàn tỷ đồng xây dựng NTM; có 54 xã đạt chuẩn NTM và mục tiêu năm 2016, sẽ thêm 8 xã đạt chuẩn này. Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, tỉnh phấn đấu có ít nhất 56 xã mới đạt chuẩn NTM.

Theo Ngọc Phó/ Thanh Tra


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay32,153
  • Tháng hiện tại225,246
  • Tổng lượt truy cập92,602,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây