Học tập đạo đức HCM

Cần giải pháp đồng bộ nâng chất lượng sống cho người dân

Thứ ba - 09/08/2016 20:35
Với việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều từ đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn TP Hà Nội và các huyện, thị xã đã tăng lên đáng kể.
Điều này khiến cho việc về đích nông thôn mới (NTM) của các địa phương gặp không ít khó khăn.
Hộ nghèo tăng mạnh
Việc áp dụng chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016 – 2020 được thực hiện theo Quyết định số 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu có hiệu lực từ 5/1/2016. Theo đó, tiêu chí hộ nghèo được xác định căn cứ vào mức thu nhập và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản với 10 chỉ số như y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, nguồn nước sinh hoạt… Cũng theo quy định mới này, mức chuẩn nghèo đã được nâng lên đáng kể so với trước. Cụ thể, hộ nghèo tại khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong 2 tiêu chí: Có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000 đồng/tháng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người từ trên 700.000 - 1.000.000 đồng/tháng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Trồng măng tây cho thu nhập cao tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Trồng măng tây cho thu nhập cao tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Đáng chú ý, với yêu cầu cao hơn của Thủ đô, ngày 13/4/2016, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, quy định hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 1,1 triệu đồng/tháng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,1 - 1,5 triệu đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Ông Lê Trọng Khuê - Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ chia sẻ, với chuẩn nghèo cũ, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 2,4%, nhưng với chuẩn nghèo đa chiều mới, con số này tăng lên 10,2%, trong đó xã thấp nhất cũng lên tới 4,6%, tức là không đạt chuẩn NTM.
Tương tự, tại huyện Mê Linh, theo thống kê đến tháng 6/2016, toàn huyện có 2.956 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,96%, tăng 3,84% so với năm 2015. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà – Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết, nguyên nhân số hộ nghèo tăng thêm là do áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới. Tại huyện Thường Tín, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn 5,6% và mới chỉ có 3/28 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hộ nghèo…
Cần giải pháp đồng bộ
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU, qua rà soát theo chuẩn nghèo mới, đến nay toàn TP còn 65.377 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hộ 3,64%. Trong đó, khu vực nông thôn còn 60.272 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,6%, tăng 4,1% so với năm 2015. Đến thời điểm hiện tại đã có 218/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hộ nghèo, giảm 109 xã so với năm 2015. Như vậy, toàn TP còn 168/386 xã chưa đạt tiêu chí này, tăng 109 xã so với năm 2015. Rõ ràng, đây đang là thách thức không nhỏ cho chặng đường về đích NTM của các địa phương nói riêng và toàn TP nói chung.
Hiện nay, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số địa phương trên địa bàn TP chưa đáp ứng yêu cầu của Nhân dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp, việc đào tạo nghề cho nông dân, nhất là nông dân ở những nơi bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì vậy, để nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân…
Đặc biệt, cần tăng cường công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình của TP về xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đối với sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Cùng với đó, phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn… 
 
Theo: Thiên Tú/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay21,596
  • Tháng hiện tại102,376
  • Tổng lượt truy cập88,780,710
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây