Học tập đạo đức HCM

Cần tạo chuyển biến về ATTP đến tận các chợ nhỏ lẻ, truyền thống

Thứ sáu - 23/12/2016 04:28
- Chiều 21/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Năm 2016: Đã có nhiều chuyển biến
Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo, trong năm 2016, cả nước đã thành lập 22.667 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 345.112 cơ sở, phát hiện 56.984 cơ sở vi phạm, chiếm 16,5% (năm 2015 là 22,3%), xử lý 13.313 cơ sở trong đó phạt tiền 8.926 cơ sở với số tiền trên 33 tỷ đồng.
So với năm 2015, việc xử lý về ATTP trong năm 2016 mạnh mẽ hơn, số cơ sở bị xử lý tăng từ 17,6% (2015) lên 23,4% (2016); hình thức cảnh cáo, nhắc nhở đã giảm và dần được thay thế bằng phạt hành chính, tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 50,5% (2015) lên 67% (2016).
Ngoài ra, qua các đợt thanh kiểm tra đột xuất, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  lực lượng quản lý thị trường, cảnh sát môi trường đã phát hiện, xử lý hàng chục nghìn vụ vi phạm với tổng số tiền phạt trên 56 tỷ đồng; tịch thu và tiêu hủy lượng hàng hóa thực phẩm trị giá hơn 40 tỷ đồng; chuyển truy tố hình sự 4 vụ.
Sau hơn 1 năm triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận/huyện/thị xã và phường/xã/thị trấn ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP.
Tại Hà Nội, lực lượng thanh tra chuyên ngành cơ sở đã thanh tra 710 cơ sở, phát hiện 313 cơ sở vi phạm, phạt tiền 139 cơ sở với tổng số tiền phạt 337,8 triệu đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh đã thanh tra 446 cơ sở, phát hiện 99 cơ sở vi phạm, xử phạt 82 cơ sở với tổng số tiền 343 triệu đồng. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tuân thủ nghiêm túc hơn các quy định về ATTP, việc xử lý vi phạm được đẩy mạnh, 100% số thu được giữ lại để chi cho hoạt động bảo đảm ATTP ở cơ sở.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra hầu hết các trường hợp vi phạm đều được phát hiện, xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, bảo đảm đúng pháp luật, công khai kịp thời trên phương tiện thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn. Năng lực của các đoàn thanh tra, kiểm tra được nâng lên, đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm ngay cả khi hàng hóa vi phạm còn để trong kho, chưa được lưu hành trên thị trường.
Công tác kiểm nghiệm, giám sát và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đối 7.431 mẫu cho thấy tỉ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu về lý hóa chiếm 6,5% (năm 2015 là 7,7%); không đạt về vi sinh vật chiếm 9,7% (năm 2015 là 11,9%).
Tỷ lệ mẫu thịt tươi có chất cấm Salbutamol là 1,27% (năm 2015 là 2,53%), đặc biệt trong 4 tháng từ tháng 7/2016-10/2016, cơ quan chức năng không phát hiện mẫu thịt nhiễm Salbutamol. Tỉ lệ rau,củ, quả có dư lượng chất bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 3,15% so với mức 8,6% của năm 2015.
Tuy nhiên, khảo sát ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ mẫu thủy sản vi phạm chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm; tỷ lệ sản phẩm chế biến tồn dư hóa chất, phụ gia, chất bảo quản còn ở mức cao.
Đáng chú ý có 11 tỉnh/thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và giám sát chủ động về ATTP trên địa bàn đối với nước đóng bình, các mẫu thịt và sản phẩm chế biến từ thịt, các mẫu giò chả, bún phở….
Ngộ độc thực phẩm đã giảm cả về số vụ, số người mắc, số tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, cả nước ghi nhận 166 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 2,4%); 4.386 người mắc (giảm 532 người), tử vong 12 người (giảm 42,9%). Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, do thức ăn đường phố, tại gia đình có xu hướng giảm, còn ngộ độc tại bếp ăn trường học, nhà hàng, khách sạn, tại các khu du lịch có xu hướng tăng.
Năm 2017, nên tập trung kiểm soát ATTP theo chuỗi sản xuất
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những chuyển biển tích cực trong công tác ATTP có vai trò rất lớn của địa phương với những cách làm khác nhau như TP. Hồ Chí Minh đề nghị lập cơ quan chuyên về ATTP, trong khi TP. Hà Nội lại siết chặt trách nhiệm bảo đảm ATTP đến tận quận/huyện, xã phường.
“Các bộ, ngành cần theo sát, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ kịp thời trong quá trình triển khai tại các địa phương để đánh giá hai mô hình trên. Đồng thời, khẩn trương báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện thí điểm thanh tra ATTP ở quận/huyện, xã/phường, làm cơ sở đề xuất nhân rộng mô hình này tại một số địa bàn nóng về vấn đề ATTP”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Nhấn mạnh công tác thanh tra phải đi đôi với tăng cường năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương huy động tất cả các phòng kiểm nghiệm sẵn có đủ điều kiện hoặc hỗ trợ những cơ sở đã gần đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm ATTP thậm chí cả trong kiểm tra chuyên nghành về ATTP. Đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế, DN tham gia vào hoạt động này, tránh tình trạng cục bộ của một số ngành, địa phương.
“Chúng ta cần phải tăng cường kiểm nghiệm kết hợp với công tác thanh tra mới chuyển biến”.
Từ những kết quả tích cực của các mô hình chuỗi thực phẩm nông, lâm, sản an toàn đã được triển khai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý trong năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung phối hợp với các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân khi có các chương trình vay vốn của hội viên thì lồng ghép, vận động phát triển sản xuất theo chuỗi. Tại các đô thị lớn thì đẩy mạnh hệ thống phân phối, bán lẻ thực phẩm an toàn.
“Năm 2017, chúng ta nên tập trung vào chuỗi sản xuất, truy xuất được nguồn gốc thực phẩm sạch và hệ thống bán lẻ, phân phối ở đô thị lớn. Với sự vào cuộc của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương cùng với truyền thông mạnh mẽ tại một số thành phố như Hà Nội, đã xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng bán lẻ thực phẩm sạch, có thể nguồn gốc rõ ràng, chứ không chỉ có trong siêu thị như trước đây. Người tiêu dùng cũng đã ý thức hơn trong mua và sử dụng thực phẩm sạch. Điều này sẽ tạo chuyển biến về ATTP đến tận các chợ nhỏ lẻ, truyền thống”, Phó Thủ tướng nói./.
An Nhi
http://kinhtevadubao.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay51,086
  • Tháng hiện tại881,813
  • Tổng lượt truy cập92,055,542
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây