Học tập đạo đức HCM

"Cất" bằng kỹ sư, trai trẻ về quê làm giám đốc...trồng hoa lan

Thứ ba - 27/03/2018 03:17
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.HCM, ra trường có thời gian làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng cuối cùng kỹ sư 9x Trần Minh Hiếu lại “bén duyên” với nghề nông và đang thực hiện khát vọng làm giàu từ trồng hoa lan.

Thất bại không nản

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.HCM, kỹ sư trẻ Trần Minh Hiếu về công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó có điều kiện kinh tế gia đình đang khó khăn, Hiếu đã bỏ việc ra ngoài đi làm…Trong thời gian đó, Hiếu vẫn mày mò, chăm bẵm những chậu hoa lan tại gia đình. Và một ngày, chàng kỹ sư trẻ chợt nghĩ, tại sao không phát triển kinh tế gia đình từ việc nhân trồng hoa lan, bởi đây là một trong những sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường.

 'cat' bang ky su, trai tre ve que lam giam doc...trong hoa lan hinh anh 1

 Trần Minh Hiếu bên vườn phong lan Denrobium thuần chủng do anh làm chủ. Ảnh: H.T

 'cat' bang ky su, trai tre ve que lam giam doc...trong hoa lan hinh anh 2

Vườn hoa phong lan Denrobium thuần chủng của Trần Minh Hiếu luôn có khách tới thăm quan, học hỏi.

Tuy tuổi còn trẻ, nhưng Trần Minh Hiếu đã là hội viên, nông dân điển hình làm kinh tế giỏi của ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiếu đã bắt tay ngay vào công việc mở rộng mô hình trồng hoa lan tại quê nhà (ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tập trung vào dòng hoa lan Denrobium thuần chủng. Để có vốn, Trần Minh Hiếu đã liên hệ và đề xuất với Hội Nông dân địa phương và được vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Anh còn mượn thêm 80 triệu đồng từ cha mẹ, bạn bè, người thân để đầu tư trồng lan.

Trần Minh Hiếu cho biết: “Thời điểm làm thử nghiệm của tôi gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ nặng do chưa tìm hiểu sâu về kỹ thuật chọn giống, cách chăm sóc hoa lan. Có năm nhiều chậu lan trong vườn bị bệnh chết khi chưa kịp ra hoa, lỗ hơn 50 triệu đồng. Chán nản, tôi ngừng trồng, phải đi làm tiếp thị sơn nước và máy nước nóng. Nhưng nhiều đêm nghĩ lại, tôi lại vẫn muốn trồng hoa lan, bởi đó là đam mê rồi. Vì vậy, đi làm tích cóp vốn được chút tiền nào là tôi để dành, rồi vừa đi học kỹ thuật trồng lan, vừa mở rộng quan hệ tìm kiếm thị trường. Cũng từ đó, tôi dần khôi phục lại vườn lan”.

 'cat' bang ky su, trai tre ve que lam giam doc...trong hoa lan hinh anh 3

Trần Minh Hiếu (trái) nhận lời chúc mừng từ các cơ quan, ban, ngành trong ngày thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao.

Qua thời gian khảo sát thị trường, Trần Minh Hiếu đã chuyển sang làm mô hình gia công chăm sóc vườn lan, nhận chăm sóc những cây lan không bán được từ các cửa hàng. Sau 1 năm chăm sóc, anh Hiếu giao lại cho khách hàng với thỏa thuận ăn chia 6/4 (nghĩa là anh trả cho chủ 6 cây, giữ lại 4 cây để chăm và kinh doanh tiếp). Trong quá trình gia công chăm sóc hoa lan, anh Hiếu còn có thu nhập từ việc cắt cành hoa bán cho các cửa hàng. Hiếu cũng nhận kết những chậu hoa lan lớn đẹp mắt bán trong những dịp lễ, tết. Mô hình “Gia công chăm sóc vườn lan” của Trần Minh Hiếu đã đạt giải thưởng “Tài năng Lương Văn Can 2013” của Báo Doanh nhân Sài Gòn.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

 'cat' bang ky su, trai tre ve que lam giam doc...trong hoa lan hinh anh 4

Ngoài nhận tỷ lệ ăn chia khi gia công, chăm sóc hoa phong lan, Trần Minh Hiếu còn có thu nhập từ việc cắt cành hoa bán cho các cửa hàng.

Năm 2015, Hội Nông dân xã An Nhứt đã xây dựng dự án phát triển nghề trồng hoa lan có sự hỗ trợ của nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Quỹ đã cho Trần Minh Hiếu vay thêm 50 triệu đồng. Cùng với việc vay mượn gia đình, bạn bè, anh Hiếu tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa lan tại ấp Thạnh An (xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ).

Trần Minh Hiếu cho biết, ngoài kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc hoa lan, anh còn chú trọng vào công nghệ  trồng, chăm sóc phong lan. Mới đây, anh đã đầu tư gần 300 triệu đồng mua hệ thống tưới kết hợp bón phân tự động nhỏ giọt theo công nghệ Isarel nhằm nâng cao năng suất, độ tươi, bền của hoa phong lan.

Hiện Trấn Minh Hiếu đang trồng 70.000 chậu hoa lan thuần chủng Denrobium, phân phối khắp thị trường phía Nam.

Từ trồng hoa lan, mỗi năm Trần Minh Hiếu có thu nhập khoảng 250-300 triệu đồng. Anh cũng vừa thuê 3ha đất mở rộng vườn lan thành trang trại tổng hợp, trồng các loại hoa, cây ăn quả bên cạnh hoa lan.

Với mô hình trồng hoa phong lan, Hiếu đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho một số người dân địa phương, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài 3 lao động làm việc cố định tại vườn lan với mức lương 4,5-5 triệu đồng/người/tháng, anh nhận thêm 20-30 người làm việc thời vụ với thu nhập 250.000 đồng/người/ngày. Tháng 9.2017, Trần Minh Hiếu đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao xã An Nhứt do anh làm giám đốc, với 9 thành viên…

 'cat' bang ky su, trai tre ve que lam giam doc...trong hoa lan hinh anh 5

Trần Minh Hiếu bên 1 chậu phong lan “khủng” do anh nhận gia công, chăm sóc.

Trần Minh Hiếu còn là một trong những Mạnh Thường Quân luôn nhiệt tình, sát cánh cùng địa phương trong việc chăm lo cho những người nghèo và trẻ em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện đến trường. Đây là một việc làm có ý nghĩa góp phần cùng xã An Nhứt duy trì, nâng cao và giữ vững 19 tiêu chí nông thôn mới.

Theo: Nguyễn Hữu Thuận/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,717
  • Tổng lượt truy cập92,027,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây