Đó là nhận định của Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn tại buổi làm việc với Tập đoàn Cao su Việt Nam sáng 22.8
Tại buổi làm việc, ông Môn đánh giá cao Tập đoàn Cao su Việt Nam hiện nay vẫn “bám trụ” được thị trường và có đà tăng trưởng ổn định. Cụ thể, dù giá cả cao su hiện nay chỉ giao động từ 28-29 triệu đồng/tấn nhưng qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016, Tập đoàn Cao su Việt Nam vẫn có doanh thu trên 8.000 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho hơn 100.000 lao động.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn (thứ 2 từ phải qua) làm việc với Tập đoàn Cao su Việt Nam.
“Thời gian qua, nhiều DN ‘cá mập’ như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… dù phát triển ở nhiều lĩnh vực nhưng vẫn lỗ, trong khi đó, Tập đoàn Cao su Việt Nam dù trong bối cảnh giá cao su sụt giảm mạnh nhưng vẫn phát triển ổn định, mang lại lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Nhất là đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, nhiệm vụ quốc tế mà Đảng và Nhà nước giao phó, tôi đánh giá rất cao nỗ lực và thành công của tập đoàn, xin chúc mừng các đồng chí”, ông Môn nói.
Báo cáo về tình hình kinh doanh của Tập đoàn, ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam cho biết, tập đoàn hiện đang kinh doanh 4 mảng chính gồm: Trồng và khai thác mủ cao su; Công nghiệp chế biến mủ cao su; Sản xuất và chế biến gỗ và Đầu tư phát triển Khu công nghiệp. Hiện cả 4 lĩnh vực này đều tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, về lâu dài thì Tập đoàn cũng mong phía Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam có kiến nghị với Chính Phủ để có cơ chế đặc thù cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là cơ chế cho ngành cao su phát triển vì đây vẫn là một ngành chủ lực trong cơ cấu cây công nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
“Hàng chục năm nay, Tập đoàn Cao su Việt Nam (trước đây là Tổng Công ty Cao su Việt Nam) đi đến đâu thì ở đó mới bắt đầu phát triển điện, đường, trường, trạm. Tổng mức đầu tư là rất lớn so với các ngành kinh tế khác nhưng chưa có cơ chế đặc thù gì, rất thiệt thòi trong cạnh tranh. Vì vậy, mong muốn của tập đoàn là có điều kiện hơn nữa để vừa làm tròn trách nhiệm với xã hội (đầu tư hạ tầng, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân địa phương…), vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế địa phương”, ông Thuận bộc bạch.
Cũng theo ông Thuận, hiện nay ngành cao su Việt Nam cần có một tổ chức quản lý cao su cấp độ quốc gia vì hiện nay dù Việt Nam đã có Hiệp hội Cao su Việt Nam nhưng do vẫn ở “tầm” tập đoàn nên vẫn còn rất… “vướng tay”.
Cụ thể, thời gian qua, Hiệp hội cao su Việt Nam dù thực hiện tốt vai trò tư vấn, hỗ trợ nguồn vốn, giống cây trồng… nhưng khi triển khai xuất khẩu thì mạnh ai nấy làm, chất lượng cao su xuất khẩu vì thế cũng bấp bênh gây ảnh hưởng đến thương hiệu ngành cao su Việt Nam. Vì vậy vai trò “tư lệnh” của tổ chức quản lý cao su cấp độ quốc gia là rất cần thiết để ngành cao su Việt Nam có bước tiến đồng bộ. Ngoài ra, hơn hết vẫn là có “chính sách tín dụng ưu tiên” cho lĩnh vực cao su từ phía Nhà nước, các tổ chức tín dụng.
Lắng nghe những chia sẻ của phía Tập đoàn Cao su Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn khẳng định, Hội Nông dân Việt Nam sẽ có đề xuất với Chính Phủ liên quan đến các vấn đề mà phía ngành cao su đề xuất, đó là đề xuất vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý ngành cao su; đề xuất cơ chế chính sách cho phát triển ngành và Cơ chế tín dụng ưu đãi dành cho phát triển ngành cao su.
Theo: Quốc Hải/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã