Học tập đạo đức HCM

Chuyện những người hiến đất

Thứ sáu - 19/02/2016 00:09
Thời gian qua, phong trào hiến đất, đóng góp công sức mở rộng đường giao thông nông thôn tại Quảng Nam đã tạo nhiều chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới (NTM). 1.552km đường bê tông là kết quả sau hơn 5 năm triển khai. Kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao của đội ngũ những người làm công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, vận động để bà con tích cực hiến đất, hiến công làm đường.

Chuyện những người hiến đất

Đường giao thông nông thôn, điểm nhấn xây dựng NTM ở Quảng Nam.

Điển hình trong phong trào hiến đất làm đường, xây cầu phải kể đến ông Lê Tất Dũng, thôn Phú Lộc, xã Đại An, huyện Đại Lộc. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn thiếu thốn nên cuộc sống đã sớm phải bôn ba. Thấy dân làng cứ mãi vất vả chờ những chuyến đò ngang để qua sông canh tác, ám ảnh vì những cái chết đau thương trên sông, ông đã ấp ủ trong lòng ước nguyện xây cầu này.

Ông Dũng cho biết: Con sông Vu Gia bình thường hiền hòa là vậy nhưng chỉ cần một cơn mưa lớn ở thượng nguồn nó sẽ trở nên hung dữ, chờ chực nuốt chửng người qua lại. Biết hiểm nguy rình rập nhưng không có cầu thì hàng nghìn người vẫn phải vượt sông mỗi ngày vì nếu đi đường vòng thì phải mất 17 km. Thấy việc đi lại của bà con trong thôn vất vả, ông Dũng đã mang gần 300 triệu đồng dành dụm được trong suốt 25 năm từ tiền sửa chữa xe máy, làm cơ khí để xây cầu giao thông. Số tiền này có thể giúp ông có một căn nhà khang trang nhưng điều ông chờ đợi nhiều hơn lại là nụ cười ấm áp từ sự an toàn mỗi ngày của bà con.

Tháng 10/2012, ông đã lên kế hoạch ra Đà Nẵng mua 147 thùng phi, 1,8 tấn sắt thép và 2 tạ dây cáp cùng các dụng cụ cần thiết rồi miệt mài ngày đêm lắp ráp và tạo thành cây cầu dài 78m, rộng 1m trong suốt 3 tháng ròng rã. Bất kể dù trời mưa hay nắng gắt, người đàn ông với gương mặt sạm đen, ánh mắt hiền lành và đôi bàn tay chai sạn vẫn thỉnh thoảng hì hụi sửa những đoạn dây cáp trên cầu phao khi nghe người dân bảo rằng dây cáp hỏng hay ra kéo cầu vào bờ khi lũ đến, rồi lại nối cầu khi lũ đã đi qua.

Không chỉ ông Dũng tích cực giúp dân xây dựng cuộc sống mới mà cựu chiến binh Alăng Bhum, ở thôn Anoonh, xã Anông, huyện Tây Giang cũng là người luôn tiên phong đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Ông rất tích cực đi tuyên truyền, vận động bà con trong thôn, xã cùng nhau thực hiện phong trào.

Bản thân ông Alăng Bhum đã đề xuất với cấp trên trong việc chỉnh trang nhà, vườn, hiến đất ở, đất sản xuất để sản ủi mặt bằng làm khu tái định cư, làm thủy lợi, xây dựng cánh đồng sản xuất nông nghiệp để phân chia đều cho các hộ cùng được hưởng lợi. Gia đình ông đã tự nguyện hiến gần 2 ha đất vườn cùng hơn 500m vuông ao nuôi cá nước ngọt với số lượng trên 1.500 con cá mà không đòi hỏi tiền đền bù. Người cựu chiến binh Alăng Bhum đã trở thành tấm gương sáng để bà con thôn Anoonh, xã Anông học tập noi theo.

Trao đổi với chúng tôi về phong trào xây dựng NTM tại Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Nam cho biết: Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.552 km đường giao thông nông thôn, 390 km giao thông nội đồng, cứng hóa 2.798 km giao thông nông thôn, nâng tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa lên 4.200 km/ 6.560 km, đạt tỉ lệ 66%, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.

Kinh phí đã huy động để xây dựng trên 1.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 450 tỷ đồng, ngân sách huyện và nhân dân đóng góp trên 550 tỷ đồng. Đến nay, đã có 78 xã đạt tiêu chí giao thông, chiếm 38%, trong khi năm 2010 cả tỉnh chưa có xã nào đạt tiêu chí giao thông.

“Đối với những cá nhân điển hình trong xây dựng Nông thôn mới như ông Lê Tấn Dũng, Alăng Bhum, chúng tôi trân trọng và rất khuyến khích vì họ đã có tinh thần xã hội hóa đóng góp công sức, kinh phí để giúp địa phương xây dựng Nông thôn mới”, ông Nguyễn Văn Long khẳng định.

Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.552 km đường giao thông nông thôn, 390 km giao thông nội đồng, cứng hóa 2.798 km giao thông nông thôn, nâng tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa nâng lên 4.200 km/ 6.560 km, đạt tỉ lệ 66%, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.

Theo: Nhã Phương/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập522
  • Hôm nay70,546
  • Tháng hiện tại806,656
  • Tổng lượt truy cập93,184,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây