Học tập đạo đức HCM

"Cơn khát" nước sạch ở nông thôn được giải cứu

Thứ hai - 19/11/2012 02:45
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Xác định điều đó, UBND TP. Hà Nội đã và đang gấp rút chỉ đạo các địa phương nhanh chóng vào cuộc rà soát, triển khai xây dựng các công trình nước sạch trên địa bàn nhằm thỏa "cơn khát" cho người dân…

HN đang có chủ trương XD các công trình cung cấp nước sạch liên xã để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước sạch

Theo ông Lê Văn Dương, Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT Hà Nội, những năm qua, thành phố đã đầu tư xây dựng 104 công trình cấp nước tập trung và hàng nghìn công trình cấp nước nhỏ lẻ trên khắp địa bàn. Trong đó, nhiều địa phương ven đô cũng đã đấu nối sử dụng nước đô thị, nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 84%, trong đó 34% dân số dùng nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Ngoài ra, tỷ lệ trường học có công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh cũng khá cao, đạt hơn 87%; với trạm y tế là 90,1%; trụ sở UBND xã 86,4%; chợ nông thôn 27,2%. Điều dễ nhận thấy là bản thân người dân ngày càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của NS&VSMTNT đối với quá trình XDNTM nên đã có sự thay đổi cả về nhận thức và hành động. Theo đó, nhiều công trình đã được triển khai như nâng cấp, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng… có sự tham gia tích cực của người dân.

Đặc biệt, để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước sạch cho nhân dân cũng như tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng nông thôn huyện Thanh Trì, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho các khu vực còn lại của huyện Thanh Trì, với tổng mức đầu tư gần 545 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trong 2 năm 2013 và 2014, phục vụ cung cấp nước sạch cho 7 xã, gồm thôn Đông Trì (xã Tứ Hiệp), các thôn Tương Chúc, Đông Trạch, Việt Yên và một phần thôn Tự Khoát (xã Ngũ Hiệp), các thôn Thọ Am, Nội Am (xã Liên Ninh) và toàn bộ thôn, xóm thuộc các xã Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc.

Theo khảo sát của phóng viên, tại một số địa phương, việc triển khai các dự án về NS&VSMTNT của thành phố bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và làm cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Điển hình như tại xã Tân Tiến (Chương Mỹ), nơi có trạm cấp nước trước đây được liệt vào danh sách "đắp chiếu" thì nay đã được khôi phục trở lại, hoạt động hết công suất.

Bà Lê Thị Hòa, người dân xã Tân Tiến cho biết: "Kể từ khi trạm cấp nước đi vào hoạt động, chúng tôi đã được cải thiện nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt là xóa tan những bức xúc của người dân về một dự án "đắp chiếu" gây lãng phí".

Người dân thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai) cũng được thỏa ước nguyện khi sau nhiều năm trạm cấp nước của thị trấn tưởng phải bỏ đi không thể vận hành thì đến nay đã được nâng cấp, sửa chữa và đi vào hoạt động, cung cấp nước đảm bảo vệ sinh cho khoảng 80% số hộ ở 5 cụm dân cư trên địa bàn.

"Sắp tới, chúng tôi tiếp tục đẩy nhanh các dự án cấp nước sạch để góp phần XDNTM. Về lâu dài, sẽ đầu tư các công trình cấp nước tập trung quy mô xã hoặc liên xã nhằm khai thác nguồn nước hiệu quả, mang tính bền vững. Đối với những vùng khó khăn, chưa có điều kiện xây dựng hệ thống trạm cấp nước tập trung thì sử dụng các thiết bị xử lý nước ngay tại gia đình", ông Dương cho biết.

Xóa "điệp khúc" chờ

Trước đây, tại các xã Chàng Sơn (Thạch Thất), Trường Yên (Chương Mỹ), Thái Hòa, Cẩm Lĩnh (Ba Vì)..., để có nước sinh hoạt, nhiều hộ dân phải bán thóc, gạo để mua nước sạch với giá cao về sử dụng.

Ông Lê Văn Minh, người dân xã Chàng Sơn cho biết: "Nhu cầu nước sinh hoạt, nhất là nước sạch của người dân trên địa bàn huyện khá lớn, riêng đối với Chàng Sơn, nước sạch từ lâu đã trở thành thứ hàng hóa đắt đỏ, xa xỉ đối với nhiều hộ dân. Việc 1 lít nước dùng nhiều lần cho các công việc khác nhau đã là chuyện thường ngày ở đây, bởi nguồn nước sạch khan hiếm, chúng tôi phải đi mua từ các nơi khác về nên tiết kiệm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu".

Đáng buồn hơn là nhiều dự án nước sạch ở một số địa phương sau khi triển khai đã "đắp chiếu" dài dài, khiến hy vọng của người dân trôi dần theo năm tháng. Điển hình như dự án xây dựng tuyến đường ống cấp nước sạch từ thị xã Sơn Tây đi thị trấn Liên Quan và các xã lân cận của huyện Thạch Thất, mặc dù được thi công từ tháng 10/2006 nhưng đến nay, người dân địa phương vẫn khắc khoải chờ đợi không biết đến bao giờ?

Hay như xã Đại Đồng (Thạch Thất), dự án cấp nước sạch được triển khai từ năm 2005, nhưng chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động thì phải dừng vì gặp sự cố đường ống. Và thế là người dân của 11 thôn trong xã (trong đó có 8 thôn chưa một ngày được dùng nước sạch) lại phải chờ đợi thêm khoảng 5 năm nữa mới có nước sạch sử dụng, tuy nhiên, nguồn nước sạch này cũng chỉ được Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây cấp "nhỏ giọt"…

Nhằm xóa "điệp khúc" chờ nước sạch của người dân, vừa qua Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Xuân Việt cùng đại diện các sở, ngành liên quan đã đi kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng các dự án cấp nước sạch ở 2 huyện Đan Phượng và Phúc Thọ. Phó chủ tịch đề nghị các sở, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa đến vấn đề nước sạch, nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục liên quan để nước sạch tới nhà dân nhanh hơn. Đơn cử như Trạm cấp nước thị trấn Phùng (Đan Phượng) phê duyệt từ năm 2006, đến nay qua hai chủ đầu tư, tuy xây dựng xong một số hạng mục và đưa vào khai thác sử dụng 4 giếng khoan với tổng công suất 4.000m3/ngày đêm, nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Về điều này, ông Việt yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Hùng Thành thống kê lại những văn bản đã gửi các sở, ngành, báo cáo thành phố để xem xét, cho ý kiến.

Tương tự, tại huyện Phúc Thọ, Trạm cấp nước sạch sinh hoạt xã Tam Hiệp được đầu tư xây dựng từ năm 2005 nhưng đến nay công trình này chưa triển khai thêm được hạng mục nào, trong khi những hạng mục đã làm như bể lọc, bể chứa, máy bơm… thì đang có dấu hiệu hư hỏng. Ông Việt đề nghị chủ đầu tư lên kế hoạch khảo sát cụ thể nhu cầu cấp nước, khả năng đáp ứng, giá thành sản phẩm, dự kiến mức đầu tư… để báo cáo thành phố, đồng thời phối hợp với UBND huyện triển khai các thủ tục tiếp nhận đầu tư.

Phó chủ tịch Trần Xuân Việt cũng cho biết, thời gian tới, lãnh đạo thành phố tiếp tục đi kiểm tra một số dự án cấp nước sạch tại các huyện phía Nam Hà Nội để xem xét, bố trí nguồn vốn phù hợp. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia, phục vụ XDNTM nên thành phố sẽ đầu tư tập trung cho một số công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm phát huy hiệu quả cao nhất chứ không đầu tư dàn trải.

Mới đây, tại cuộc họp bàn về việc "giải cứu" các trạm cấp nước trên địa bàn và việc lập quy hoạch cấp NS, VSMTNT đến năm 2020, định hướng 2030, ông Việt đã yêu cầu các sở, ngành liên quan và các huyện được thụ hưởng công trình cấp nước sạch liên xã khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để phê duyệt, đồng thời phải xây dựng và ban hành quy định thực hiện Quyết định số 131 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.

Theo ông Lê Văn Dương, sắp tới, Trung tâm NS&VSMTNT thành phố sẽ phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp, chính quyền các địa phương nhanh chóng cải tạo 16 trạm cấp nước tập trung đang "đắp chiếu"; xây dựng 31 công trình cấp nước có sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB); hoàn thiện các thủ tục đầu tư 6 công trình cấp nước liên xã tại các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh, Phú Xuyên; đồng thời hỗ trợ 40.000 thiết bị xử lý nước nhỏ lẻ cho các hộ gia đình chưa có công trình cấp nước tập trung... 

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2015, toàn thành phố có 90% dân số ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 60% dân số được sử dụng nước sạch; 90% số hộ ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 80% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải...

Trâm Anh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay67,349
  • Tháng hiện tại898,076
  • Tổng lượt truy cập92,071,805
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây