Từ nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân, đã có thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế.
Kết quả giám sát tại huyện Cẩm Khê cho thấy, trong 5 năm qua huyện đã huy động người dân đóng góp 7 loại quỹ, 6 khoản đóng góp. Tổng nguồn huy động đóng góp của nhân dân đạt trên 127,6 tỷ đồng, trong đó, quỹ bắt buộc trên 2,3 tỷ đồng, quỹ tự nguyện trên 15 tỷ đồng và các khoản đóng góp khác của người dân trên 110 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Cẩm Khê Nguyễn Hữu Anh, việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn huyện có sự bàn bạc, thống nhất, ủng hộ của người dân. Các khoản thu, mức thu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và tình hình thực tế của từng đơn vị, không có tình trạng thu quá cao.
Từ nguồn thu các loại quỹ, các khoản đóng góp của nhân dân, huyện đã hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, xây dựng nhà văn hóa ở khu dân cư, làm đường giao thông nông thôn và thực hiện các phong trào an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa.
Về kết quả việc huy động đóng góp của người dân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Việt Trì Phạm Văn Miến cho biết, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, thành phố đã huy động đóng góp các loại quỹ với tổng thu ước trên 12 tỷ đồng. Công tác quản lý và sử dụng các loại quỹ trên địa bàn đảm bảo tự nguyện, công khai, minh bạch, đúng mục đích đem lại quyền, lợi thiết thực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Từ nguồn thu của các loại quỹ, các khoản đóng góp của nhân dân, các đơn vị đã thực hiện tu sửa trường học, sửa chữa khẩn cấp các công trình phòng chống thiên tai, làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ nghèo, cận nghèo và thực hiện các phong trào an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa.
Còn tại huyện Yên Lập, kết quả giám sát cũng cho thấy việc tuyên truyền, vận động thu các loại quỹ, các nguồn lực từ nhân dân đảm bảo đúng đối tượng, hợp lý, phù hợp với thu nhập của nhân dân. Trong 5 năm qua, địa phương đã huy động nguồn đóng góp của nhân dân trên 94 tỷ đồng, tổng chi là trên 91 tỷ đồng. Hiện, trên địa bàn có 7 loại quỹ huy động sự đóng góp của người dân, trong đó, có 1 quỹ bắt buộc là Quỹ phòng, chống thiên tai và 6 loại quỹ tự nguyện là quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ nhân đạo, Tết Vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, quỹ vì người nghèo, quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ quốc phòng an ninh, quỹ khuyến học.
Đánh giá về kết quả chương trình giám sát, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ Trần Phù Tiêu khẳng định, việc thu, quản lý và sử dụng các loại quỹ và các khoản huy động đóng góp của người dân được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân. Từ nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Trần Phù Tiêu để tạo niềm tin cho nhân dân đối với các nguồn quỹ, các đơn vị cần quản lý chặt chẽ, đảm bảo minh bạch, công khai việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Khi vận động thu các nguồn quỹ các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cũng như tuyên truyền để người dân hiểu những nguồn quỹ sau khi đóng góp sẽ được sử dụng đúng mục đích
Trung Hiếu/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;