Học tập đạo đức HCM

Cú hích xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 08/02/2015 21:12
Trồng quất lãi gấp 30 lần ngô, tư duy dám nghĩ, dám làm đó đã tạo cú hích đối với bà con nông dân xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ đó địa phương xóa được đói giảm được nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đặt ra.
 
 
 
Ông Hoàng Văn Ty chăm sóc vườn quất bán tết
 
Trồng quất lãi gấp 30 lần trồng ngô
 
Thời điểm này, những người nông dân xã Tàm Xá đang vào mùa thu hoạch quất để bán cho người dân trong dịp tết Ất Mùi. Ông Hoàng Văn Ty, thôn Đông cho biết: Năm nay gia đình trồng 3 sào quất. Với giá quất như hiện nay trung bình mỗi sào sẽ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Với mức thu nhập đó trồng quất cảnh lãi gấp 30 lần trồng ngô. 
 
 Ngoài trồng quất cảnh bán Tết, ông Ty còn ươm thêm quất giống để bán cho các thương lái trên Thái Nguyên, Hưng Yên và một số xã của huyện Đông Anh. Theo chia sẻ của ông Ty, bán quất giống thu nhập còn hơn cả quất thương phẩm trong dịp tết. 
 
Gia đình ông Nguyễn Viết Tường cũng là một trong những hộ có diện tích trồng cây quất cảnh lớn ở  thôn Đông, xã Tàm Xá. Bắt tay vào trồng quất cảnh từ cuối năm 2001, đến nay, gia đình ông đang sở hữu trên 1,5 ha quất. Theo ông Tường, so với quất cảnh trồng ở các quận Tây Hồ hay Bắc Từ Liêm, quất cảnh của huyện Đông Anh không được giá bằng. Dù vậy, thu nhập hàng năm từ cây quất cảnh của gia đình ông Tường cũng như phần lớn các hộ nơi đây không đến nỗi thấp, rất hiếm khi bị lỗ. 
 
Ông Tường đã có 20 năm trong nghề buôn bán quất cảnh dịp Tết. Bắt nguồn từ lúc ông thấy nông dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) trồng quất có thu nhập cao nên đã nảy ra ý định mua cây giống về trồng thử. Ban đầu, trồng thử vài chục cây, sau một thời gian thấy cây hợp với đất phù sa rồi nhân ra trồng rộng rãi. Theo ông Tường, trồng quất tuy tốn nhiều công chăm sóc, vốn đầu tư mua phân bón, thuốc trừ sâu... lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trừ chi phí, thu nhập của gia đình từ việc bán cây giống và quất cảnh đạt 500-600 triệu đồng/năm. 
 
Sẽ mở rộng diện tích
 
Đến nay toàn xã Tàm Xá có hơn 300 hộ tham gia trồng quất với quy mô từ vài sào đến hàng mẫu. Đa số các hộ dân ở đây đều kiêm luôn việc trồng quất cảnh chơi Tết và bán cây giống. Riêng Hội Nông dân xã trực tiếp quản lý và hướng dẫn 24 hội viên nông dân trồng quất trên diện tích 22ha. Hoạt động của Hội chủ yếu là tổ chức các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, trung bình mỗi năm tổ chức từ 2-3 lớp. Bên cạnh đó, Hội còn tạo điều kiện cho hội viên vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất cũng như mở rộng quy mô. Nhờ quất cảnh mà ngày càng có nhiều nông dân nơi đây thoát nghèo, thậm chí trở nên khá giả. Hiện, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn các xã có trồng cây quất cảnh đã tăng từ khoảng 19 triệu đồng (năm 2010) lên xấp xỉ 29 triệu đồng (năm 2014).
 
Ông Lê Đức Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tàm Xá cho biết, việc chuyển đổi sang trồng cây quất cảnh mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giúp nhiều địa phương hoàn thành các tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo trong quá trình xây dựng Nông thôn mới. Toàn xã có hơn 200ha đất nông nghiệp, trong đó 1/3 diện tích đất trồng quất. Trước đây, số đất này là những ruộng ngô bạt ngàn. Xuất phát từ việc một số nông dân trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp Tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã. Lúc đầu chỉ lác đác vài hộ thử nghiệm chỉ sau một thời gian trồng, nhiều hộ khác cũng làm theo và trở thành một phong trào rộng lớn. Giờ đây, quất cảnh đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo, cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của người dân Tàm Xá.
 
Trong những ngày này, đi trên những đoạn đường bê tông thẳng tắp nối liền các thôn xóm, những dòng xe hối hả chở quất ngược xuôi hứa hẹn một mùa quất bội thu của người nông dân nơi đây.
N.Phượng
Theo daidoanket.vn 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập487
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,020
  • Tổng lượt truy cập92,017,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây