Học tập đạo đức HCM

Cuộc thi Tôi là nông dân 4.0: Cơ hội nhận giải tới 250 triệu đồng

Thứ hai - 20/11/2017 04:29
Tham gia cuộc thi Tôi là nông dân 4.0, nông dân sẽ nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ, phương thức sản xuất hiện đại; có cơ hội nhận được giải thưởng với tổng giá trị lên tới 250 triệu đồng và được quảng bá sản phẩm của mình trên phương tiện truyền thông.

Trao đổi về việc lần đầu tiên Báo Nông Thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0”, Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt Lưu Quang Định, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: “Đã đến lúc nền nông nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi, người nông dân cần phải chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp”.

 cuoc thi toi la nong dan 4.0: co hoi nhan giai toi 250 trieu dong hinh anh 1

Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt Lưu Quang Định, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Tôi là Nông dân 4.0

Ngày 14.10 vừa qua, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã chính thức phát động cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0” nhằm cổ động nông dân ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, công nghệ số vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Xin ông cho biết, xuất phát từ đâu Báo tổ chức cuộc thi này?

- Là một quốc gia với 70% dân số là nông dân, vậy nhưng niềm tin của thị trường, người tiêu dùng về sản phẩm nông sản trong nước rất thấp. Chưa khi nào thị trường, người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng vào chất lượng sản phẩm nông sản trong nước. Những sản phẩm nông sản trong nước được bán trên thị trường đều có giá rất rẻ, nhưng người tiêu dùng luôn lo ngại về hàm lượng thuốc tăng trưởng, hoá chất trong những sản phẩm ấy.

Trong siêu thị, tràn ngập những hoa quả, nông sản nhập khẩu với giá rất đắt trong khi những sản phẩm nông sản của Việt Nam được bày bán rất ít, mang nguyên nhân là do nhiều sản phẩm không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nông sản sạch, VietGAP.

Đã đến lúc, nền nông nghiệp cần phải thay đổi phương thức sản xuất, người nông dân cần phải bán được sản phẩm của mình với đúng giá trị của nó. Những sản phẩm đó cần phải theo quy trình, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số để đạt tiêu chuẩn của nhà phân phối, xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới.

Do vậy, việc phát động cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0”, chúng tôi mong muốn giúp nông dân, những người đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nâng cao hiểu biết và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng mạng xã hội, internet của nông dân trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Yêu cầu này có khó quá với người nông dân không, khi mà suất đầu tư nông nghiệp khá cao, trong khi chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn một vài vướng mắc khiến nông dân khó tiếp cận vốn vay, thưa ông?

-Thật ra đã có rất nhiều nông dân Việt Nam tự mày mò, tìm kiếm công nghệ, phương thức sản xuất hiện đại phù hợp với năng lực tài chính để áp dụng vào nông trại của mình và những sản phẩm này đã được xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới như sản phẩm chuối, gà, nhãn lồng… sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…

Với nông dân sản xuất nhỏ lẻ tuỳ thuộc ở khu vực khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể, ở Lâm Đồng, có rất nhiều nông dân đã nhạy cảm, bắt nhịp được với xu thế ứng dụng nhiều công nghệ vào nông nghiệp như cảm biến, tự động điều chỉnh xử lý nhiệt độ.

Còn không, nông dân có thể tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để nhận được sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong việc cải thiện quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản.

Ông có thể nói rõ hơn những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp?

- Nông nghiệp 4.0 là việc mang công nghệ tới trang trại, sản xuất ra nhiều nông sản hơn mà phải sử dụng ít đất đai hơn, có được những tiêu chuẩn ổn định và giá cả sản phẩm hợp lý.

Ví như những công cụ, phần mềm sản xuất có thể quản lý được lượng đầu vào như lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng chất dinh dưỡng, lượng nhiên liệu tiêu thụ… để tối ưu hóa quá trình sản xuất, thậm chí tìm được ra những điểm yếu nhất để tập trung hỗ trợ làm nó tốt lên.

Ví dụ tại 1 vườn trồng hoa, nông dân có thể đặt máy đo độ ẩm, chất dinh dưỡng hay máy đo ánh sáng trong nhà kính cho cây. Các thông số được cập nhật từ các máy này sẽ được truyền tới máy tính chủ vườn. Ông chủ vườn hoa có thể dựa vào đó đưa ra quyết định nên chiếu sáng như thế nào, cung cấp thêm đạm hay kali…, bật quạt thông gió để giảm độ ẩm hay phun sương cho cây.

Như vậy với công nghệ 4.0, nông dân có thể giám sát, quản lý được toàn bộ hoạt động của nông trại: điều khiển máy móc hoạt động ở trạng thái tốt nhất, từ giai đoạn này tới giai đoạn khác, lượng nhiên liệu tiêu thụ, quản lý giá đầu vào dựa vào giá bán cập nhật trên thị trường.

 cuoc thi toi la nong dan 4.0: co hoi nhan giai toi 250 trieu dong hinh anh 2

Tay tưới thông minh được ứng dụng tại Nông trường VinEco Tam Đảo của Tập đoàn Vingroup.

Thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi Tôi là Nông dân 4.0

Ngày 14.11 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3787-QĐ/HNDVN về việc thành lập Ban Tổ chức cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0”. Theo đó, Ban Tổ chức gồm 4 thành viên, trong đó Nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt là Trưởng ban tổ chức cuộc thi.

Các thành viên khác trong Ban tổ chức, gồm: ông Trần Văn Tùng- Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ; ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn,  Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và đại diện Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.

Ông mới nói về việc ứng dụng công nghệ, nhưng vấn đề của nông dân bây giờ là đầu ra cho nông sản của mình. Tuy vậy, thị trường lại chưa có sự phân biệt giữa sản phẩm nông sản có đầu tư công nghệ và sản xuất theo truyền thống. Vậy nông dân tham gia cuộc thi này, họ sẽ được lợi gì?

-Như tôi đã nói, sản phẩm nông sản Việt Nam cần phải được bán đúng giá trị của nó. Hiện Chính phủ đang nỗ lực trong việc hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển, nhiều chính sách đã được ban hành. Vấn đề còn lại là thay đổi nhận thức của nông dân. Thị trường luôn đón nhận những sản phẩm nông sản Việt Nam với chất lượng an toàn, đảm bảo sức khoẻ.

Chỉ cần là sản phẩm nông sản sạch, đáp ứng yêu cầu của VietGAP thì không lo sản phẩm không bán được. Hiện toàn xã hội đang hỗ trợ nông dân trong việc tìm kiếm thị trường.

Còn về giải thưởng, có thể nói đây là giải thưởng đầu tiên dành cho nông dân ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Giải thưởng nhằm khẳng định cam kết “Luôn sát cánh cùng nông dân việt” và uy tín của báo.

Với những sản phẩm nông sản đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn thế giới để xuất khẩu sang các nước sẽ được báo hỗ trợ tuyên truyền.

Cuộc thi này là do báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức, kéo dài trong vòng 6 tháng, từ 14.10.2017 đến 14.4.2018. Do vậy, những sản phẩm được sản xuất tại những nông trại tham gia cuộc cuộc thi đã có chứng nhận về chất lượng của sản phẩm, đủ điều kiện để phân phối tại các siêu thị, điểm bán rau sạch, rau an toàn trên toàn quốc.

Tham gia cuộc thi này, nông dân còn nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ, phương thức sản xuất hiện đại. Ngoài ra, cuộc thi còn có tổng giải thưởng lên tới 250 triệu đồng. Khi tham gia, nông dân có cơ hội nhận được giải thưởng của ban tổ chức và được quảng bá sản phẩm của mình trên phương tiện truyền thông. Đây là  một sân chơi bổ ích, thiết thực với nhà nông trong bối cảnh hội nhập của nền nông nghiệp đang sâu rộng.

Vì sao cuộc thi lại chỉ giới hạn cá nhân và nhóm cá nhân mà không cho doanh nghiệp tham dự, thưa ông?

- Vì cuộc thi này nhằm hướng tới nông dân, nâng cao hiểu biết cho nông dân, khích lệ nông dân ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số vào sản xuất nông sản. Nông dân không có nhiều vốn như doanh nghiệp, nên nếu cuộc thi có cả doanh nghiệp thì cơ hội được giải cho nông dân sẽ rất khó. Do vậy, Ban tổ chức quyết định chỉ chọn đối tượng nông dân. Họ chính là lực lượng chính làm thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!.

Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ làm Trưởng Ban Giám khảo Cuộc thi

Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Tôi là Nông dân 4.0 vừa ký  ban hành Quyết định số 272 /QĐ-NTNN về việc thành lập Ban giám khảo. Theo đó, Ban giám khảo cuộc thi gồm 7 người, trong đó ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ làm Trưởng Ban giám khảo; Nhà báo Nguyễn Văn Hoài- Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay/ Dân Việt là Phó trưởng Ban giám khảo.

Các thành viên khác trong Ban giám khảo gồm bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Môi trường (Bộ NNPTNT); ông Nguyễn Văn Tiến- Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương; ông Hồ Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC; ông Nguyễn Văn Bộ, chuyên gia khoa học, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Lân Hùng, Chuyên gia nông nghiệp.

Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi cũng đã ký quyết định thành Ban Thư ký cuộc thi gồm 5 thành viên, trong đó Nhà báo Lê Ngọc Hân- Trưởng ban Hội và Tam nông - Báo Nông Thôn Ngày Nay là Trưởng Ban thư ký; Nhà báo Nguyễn Minh Huệ, Ban Kinh tế Chính trị, Báo NNTN làm Phó trưởng Ban thư ký thường trực.

Theo: Trần Giang/danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập536
  • Hôm nay76,233
  • Tháng hiện tại735,560
  • Tổng lượt truy cập93,113,224
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây