Học tập đạo đức HCM

Đà Nẵng: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ tư - 27/02/2013 19:22
Tại TP Đà Nẵng, trong thời gian qua, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thực hiệu hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ luôn được sự quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố.
Trong 3 năm 2010 – 2012, Đà Nẵng đã tuyển sinh đào tạo nghề cho hơn 3300 lao động nông thôn, với số tiền là 4,1 tỷ đồng, gồm 15 ngành nghề. Trong đó, có 4 nghề nông nghiệp và 11 nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề đào tạo được phân theo 3 nhóm ngành nghề: Nông nghiệp (kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh, nuôi cá diêu hồng,..); làng nghề (điêu khắc đá mỹ nghệ);  công nghiệp và dịch vụ (điện tử, cơ khí, hàn, may công nghiệp, nấu ăn, lễ tân, nghiệp vụ bàn – buồng – bar…).
 
Riêng trong năm 2012, Sở Lao động, Thương binh và xã hội đã ký kết hợp đồng với các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy 31 lớp với gần 1000 học viên là lao động nông thôn, chủ yếu cho lao động thuộc huyện Hòa Vang. Tất cả các đối tượng là lao động nông thôn, lao động thuộc diện di dời giải tỏa, hộ nghèo, lao động thuộc diện gia đình chính sách, dân tộc thiểu số… đều được đào tạo nghề miễn phí. Bên cạnh đó, nhiều học sinh, sinh viên cũng đã được vay vốn tín dụng ưu đãi để đi học nghề với số tiền lên đến 500 triệu đồng.
 
Để bảo đảm đầu ra cho các học viên, Sở LĐTB&XH Thành phố đã tiến hành ký kết hợp đồng 3 bên với các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho học viên sau khi tổ nghiệp bằng nhiều hình thức như tuyển dụng theo nhu cầu của DN hoặc bao tiêu sản phẩm cho người học nghề. Đã có 74 DN ký kết với hơn 1100 lao động nông thôn được các DN đăng ký tuyển dụng sau khi đào tạo. Khoảng 75% lao động sau đào tạo nghề tìm được việc làm nhưng chủ yếu là do tự xin việc.
 
Năm 2013, với ngân sách gần 5,6 tỷ đồng, Đà Nẵng sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề, dự kiến 900 lao động nông thôn, tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề lên 47%, đồng thời bồi dưỡng khởi sự doanh nghiệp và nghiệp vụ quản lý cho 30 giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn.
BẢO THƯ
Theo daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập527
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm526
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,548
  • Tổng lượt truy cập92,013,277
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây