Học tập đạo đức HCM

Đã đủ cơ sở khoa học để kết luận nguyên nhân cá chết

Thứ bảy - 14/05/2016 11:58
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc thông báo với báo chí chiều 14/5 rằng đã đủ cơ sở khoa học để đưa ra khẳng định sớm nhất về hiện tượng cá chết bất thường.

Không còn hiện tượng cá chết bất thường

Hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt bắt đầu xảy ra từ ngày 6/4 tại Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của thị xã Kỳ Anh), cá chết nhiều tại tỉnh Hà Tĩnh vào các ngày 6 -7/4. Sau đó, tiếp tục xảy ra tại các tỉnh: Quảng Bình từ ngày 10/4, nhiều nhất vào các ngày 14-15/4; Thừa Thiên - Huế từ ngày 15/4, Quảng Trị từ ngày 16/4, với số lượng và tần suất theo thời gian tại từng tỉnh khác nhau và kéo dài đến khoảng 4/5. Từ ngày 24-26/4, cùng với hiện tượng cá chết hàng loạt, trên biển khu vực miền Trung xuất hiện dòng triều màu nâu; ngày 4/5 xuất hiện dòng nước màu nâu đỏ tại Quảng Bình, nhưng đến nay không còn phát hiện hiện tượng bất thường này nữa.

Da du co so khoa hoc de ket luan nguyen nhan ca chet - Anh 1

Các thương lái ở Quảng Trị thu mua hải sản trở lại. Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN

Với trách nhiệm được chính phủ giao chủ trì xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Môi trường nông nghiệp là những tổ chức khoa học và công nghệ đầu tiên tham gia tiếp cận thực địa hiện trường. Tại thời điểm đó, quy mô và tính chất của hiện hiện tượng hải sản chết chưa thể hiện dấu hiệu đầy đủ của một sự cố thảm họa môi trường trên diện rộng.

Trước hiện tượng bất thường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đoàn công tác liên ngành gồm các nhà khoa học của các Viện Nghiên cứu liên quan đi khảo sát thực địa tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung để tổng hợp thông tin, lấy mẫu và tiến hành phân tích mẫu để đánh giá hiện tượng và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời, chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế phối hợp chặt chẽ với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi diễn biến, lấy mẫu hiện trường để phục vụ cho công tác phân tích, xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết; báo cáo nhanh kết quả và các đề xuất, kiến nghị về bộ.

Các Viện Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, y tế … đã có những đoàn kiểm tra và tổ chức lấy, phân tích mẫu cá chết tại 4 tỉnh miền Trung. Cho đến nay, các hiện tượng bất thường, từ góc độ khoa học đều đã được tiếp cận, duy trì cập nhật và xử lý làm cơ sở cho việc phân tích xác định nguyên nhân. Với tinh thần xuyên suốt là đảm bảo khẩn trương, nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, có kết luận độc lập, khách quan với đầy đủ căn cứ khoa học thuyết phục, không bao che cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu vi phạm.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết: Ngay khi các tổ chức khoa học và công nghệ độc lập có được một số kết quả phân tích chỉ tiêu ban đầu, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì tổ chức cuộc họp với tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu độc lập, từ đó định hướng kịch bản và các phương án phối hợp nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Căn cứ vào diễn biến kết quả thu được của các nhóm nghiên cứu, bộ đã cùng với các đơn vị liên quan họp thống nhất và ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ quốc gia với 3 tổ chuyên gia tập trung vào nghiên cứu các nhóm tác nhân: hóa học, sinh học và khí tượng, thủy văn và động lực học biển để phân tích đối chứng, so sánh, bổ sung căn cứ, đánh giá chéo và độc lập nhằm đi đến các kết luận đủ căn cứ khoa học; thành lập tổ công tác hiện trường thường trực tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; thành lập tổ công tác điều phối, hỗ trợ để thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo chính phủ, làm việc với các bộ, ngành và Hội đồng chuyên gia khoa học và công nhệ quốc gia.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ quốc gia cũng đã mời một số chuyên gia khoa học nước ngoài có kinh nghiệm từ Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Israel… tham gia phối hợp xác định nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt.

Đủ cơ sở để đưa ra khẳng định sớm nhất về hiện tượng cá chết bất thường

Tại buổi trả lời báo chí chiều 14/5, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đánh giá cao nỗ lực vào cuộc không kể ngày đêm của các tổ chức khoa học và công nghệ, các nhà khoa học liên ngành như: hải dương học, địa chấn thủy văn, động học dòng chảy, hóa học, sinh học, bệnh học, sinh thái, viễn thám, kỹ thuật hạt nhân… Tính đến thời điểm ngày 26/4, các kết quả phân tích cho thấy đã đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết các nhóm nguyên nhân tự nhiên từ địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh... và khu trú tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính: độc tố học và tảo độc.

Có thể khẳng định việc cập nhật liên tục diễn biến hiện trường và phối hợp tổ chức lấy các mẫu vật, kết hợp với phân tích hồi tố về điều kiện thực địa lúc xảy ra sự cố môi trường, đã đáp ứng cho yêu cầu nghiên cứu, phân tích để xác định nguyên nhân một cách khoa học. Các đối tượng lấy mẫu: cá, nước (tầng mặt và tầng đáy), trầm tích, san hô, sinh vật phù du, hệ sinh thái biển, động vật đáy, các dữ liệu ảnh viễn thám… là cơ sở để phân tích, đánh giá đầy đủ kết luận khoa học.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh: Cho đến nay, các kết quả phân tích mẫu, kết quả đối chứng đã cơ bản thể hiện sự hội tụ và phù hợp với những quy luật và diễn biến thực địa. Kịch bản nguồn phát sinh tác động, lan truyền ra sao, ảnh hưởng đến cá và sinh vật biển kể cả san hô như thế nào đã dần được sáng tỏ. Trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học cho thấy hơn một tháng qua, những nỗ lực của cộng đồng khoa học đã đi một chặng đường dài đến giai đoạn nước rút cuối cùng thực hiện mục tiêu đề ra. Sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học nước ngoài gồm: Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Israel để bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy, tính chính xác và tính khách quan.

Như vậy, có thể nói đã đủ cơ sở để khẳng định sẽ có câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận. Bộ Khoa học và Công nghệ đang nỗ lực cùng với Hội đồng chuyên gia Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và người dân được biết.

TTXVN/Tin Tức

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,602
  • Tổng lượt truy cập92,034,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây