Học tập đạo đức HCM

Tín dụng nông nghiệp nông thôn: Đòn bẩy cho kinh tế hộ

Thứ hai - 16/05/2016 21:33
Trong khi các trang trại đang gặp khó khăn trong vay vốn nông nghiệp nông thôn thì các gia đình, gia trại có điều kiện phát triển kinh tế lại vay được nguồn vốn từ ngân hàng nông nghiệp khá thuận tiện, tạo đòn bẩy cho các hộ trong sinh kế và làm giàu.

 

Đổi đời nhờ vay vốn

 
Được Ngân hàng Nông nghiệp (NHNN) chi nhánh Tân Kỳ cho vay vốn, ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi bò sữa xã Nghĩa Hợp, Tân Kỳ đã vay được 200 triệu đồng, đầu tư mua 8 con bò sữa ban đầu; sau đó khi đã có nguồn thu nhập, ông tiếp tục vay mượn thêm anh em, họ hàng để đầu tư 8 con bê sữa tiếp theo; hiện ông có 22 con bò sữa cả mẹ và con, trở thành hộ có thu nhập cao nhất từ sữa ở xã Nghĩa Hợp với 60 triệu đồng/ tháng và từ gia trại ông Sơn đang chuẩn bị xây dựng trang trại. 
 
Cơ giới hóa trong sản xuất tại cánh đồng mía ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ).
Cơ giới hóa trong sản xuất tại cánh đồng mía ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ).
Hộ Nguyễn Văn Mạnh xóm 3, xã Nghĩa Hợp cũng mạnh dạn vay vốn NHNN đầu tư 3 con bò, nay bò đẻ thêm thành 5 con, tuy chưa trả hết nợ, nhưng anh Mạnh coi nghề nuôi bò sữa là nghề chắc chân nhất của gia đình.
 
Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc NHNN chi nhánh Tân Kỳ cho biết: Các hộ nông dân có đủ điều kiện đều được ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn hết sức thuận lợi. Đến nay, dư nợ nông hộ trên địa bàn đạt hơn 800 tỷ đồng, trong đó chủ yếu cho vay theo Nghị định 55/CP. Đối tượng vay là hộ gia đình (9.705 hộ) và 27 trang trại. Lãi suất ngân hàng cho vay 7%/năm, hầu hết các hộ vay vốn đều thế chấp bìa đất làm cơ sở cho vay và hầu hết các hộ đều trả nợ đầy đủ, tỷ lệ nợ xấu chỉ đạt 0.01%. Sự vào cuộc tích cực của địa phương là một yếu tố quan trọng.
 
Ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ khẳng định: “Huyện có thế mạnh là vườn đồi và rừng, đây là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế trang trại. Trong đó, kinh tế hộ là hạt nhân... Huyện đã giao các tổ chức, đoàn thể hàng năm xây dựng mô hình, tín chấp, tạo điều kiện để các hộ tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng, để vươn lên làm giàu chính đáng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với sự phát triển kinh tế hộ hết sức quan trọng”. 
Nam Đàn cũng là địa phương cho vay tốt đối với kinh tế hộ. Thời gian qua, nhiều hộ dân ở Nam Đàn đã vay được nguồn vốn thiết thực phát triển kinh tế.
 
Được tập huấn Nghị định 55/CP từ Ngân hàng NN & PTNT, chị Phạm Thị Thìn, xóm 5, xã Nam Tân được vay 20 triệu đồng để chăn nuôi bò không thế chấp; anh Trần Quý Hòa, xóm 6, xã Nam Nghĩa vay 20 triệu đồng mua bò (không thế chấp); anh Trần Đình Sơn, xóm 7, xã Xuân Lâm vay 589 triệu đồng mua máy gặt đập liên hoàn; ông Chu Văn Bính, xóm Hội 1, xã Kim Liên vay 600 triệu đồng mua máy gặt đập liên hoàn; ông Trần Tiến Đồng xã Vân Diên vay 200 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, dịch vụ… từ nguồn vốn của NHNN chi nhánh huyện Nam Đàn. 
 
A
Được vay vốn ngân hàng, gia đình anh  Nguyễn Tuấn Anh xóm 8 Nam Giang trồng mít kết hợp với trồng rừng hiệu quả
 
Ông Cao Xuân Hợi - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An cho hay: Số lượng trang trại trên toàn tỉnh hiện nay có 2.356 trang trại, tuy nhiên chỉ có 290 trang trại đủ các tiêu chuẩn Thông tư số 27 ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bởi vậy, những trang trại khác không đủ tiêu chuẩn tại Thông tư 27, các ngân hàng cho vay theo hình thức là hộ gia đình, cá nhân cũng là một hình thức tiếp thêm sức mạnh cho kinh tế hộ. Đến 30/4/2016, dư nợ của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Nghệ An đối với kinh tế hộ đạt 14.573 tỷ đồng, với 148.118 món vay. 
 
Đẩy mạnh cho vay theo mô hình liên kết
 
 Tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế hộ hiện triển khai tốt trên địa bàn, tuy nhiên ở Nghệ An, cho vay sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi chưa được thực hiện. Một số hộ có nhu cầu được vay con giống, thức ăn từ các cơ sở cung cấp lớn được hỗ trợ tín dụng của chương trình theo Quyết định số 1233 ngày 26/6/2014 của NHNN Việt Nam, song do trên địa bàn chưa có nên phải mua ở các địa phương ở miền Nam. 
 
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14 ngày 5/3/2014 của Chính phủ trên địa bàn Nghệ An có 2 doanh nghiệp và 3 Chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tham gia gồm: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại thương cam kết cho vay vốn với Tổng Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An gần 525 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Bắc Á cam kết tư vấn và đầu tư cho 2 dự án của Công ty CP chuỗi Thực phẩm TH. Hiện nay, các dự án vẫn chưa giải ngân cho khách hàng. Bởi vậy kinh tế hộ được lan tỏa từ chương trình này cũng rất khó khăn.
 
Phát triển bò sữa ở xã Nghĩa Hợp (Tân Kỳ).
Phát triển bò sữa ở xã Nghĩa Hợp (Tân Kỳ).
Tín dụng nông nghiệp nông thôn là một chương trình lớn và đầy ý nghĩa, bởi vậy cần được các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia tốt hơn, từ đó tạo lan tỏa cho cho các trang trại và kinh tế hộ phát triển, bởi vốn là đòn bẩy khi các gia đình đã có sức lao động, lòng kiên trì và tinh thần vượt lên đói nghèo. Điều kiện cho vay đối với kinh tế hộ hiện nay vẫn đang dựa vào bìa đất là chính nên cũng phần nào hạn chế đối tượng. 
Theo Châu Lan
(http://baonghean.vn/dataimages/201605/original/images1543901_1.jpg)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,366
  • Tổng lượt truy cập92,030,095
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây