Học tập đạo đức HCM

Đại Yên ngày mới

Thứ ba - 19/08/2014 03:14
Về xã Ðại Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) thăm một số mô hình kinh tế nông nghiệp và nghe bà con bàn thảo những việc tiếp theo khi tới đây trở thành xã nông thôn mới, chúng tôi có dịp hiểu thêm truyền thống cách mạng trên mảnh đất Anh hùng.

 

Tiên phong thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích đồng trũng cấy lúa hiệu quả thấp, hơn 10 năm trước, Bí thư Ðoàn xã Ðại Yên Ðặng Ðình Tiên đã ngày đêm hiện thực hóa nung nấu của mình. Giờ đây, trong trang trại của anh có bảy trại gà với hơn sáu vạn con, mỗi ngày cung cấp gần mười nghìn trứng ra thị trường. Mới đây, anh còn thuê chuyên gia nước ngoài sang chuyển giao kỹ thuật thụ tinh gà bố mẹ. "Là đảng viên và từng là cán bộ Ðoàn, mình thấy làm giàu trên đất quê mình hôm nay chính là trách nhiệm, vinh dự của tuổi trẻ"- Anh Tiên tâm sự.

Cay đắng, tối tăm, "một cổ hai tròng"... là những điệp khúc đeo bám thân phận người dân Ðại Yên dưới ách đô hộ thực dân phong kiến - Ðồng chí Nguyễn Xuân Binh, 53 tuổi Ðảng, 76 tuổi đời, ở thôn Ðoàn Kết, nguyên Bí thư Ðảng ủy xã Ðại Yên, kể rằng: Lúc đó, tuy còn nhỏ tuổi nhưng tôi đã cảm nhận được nỗi nhục của người dân mất nước. Lịch sử Ðảng bộ xã Ðại Yên trước Cách mạng Tháng Tám ghi rõ: Ở vùng trũng, nhưng Ðại Yên không có công trình thủy lợi, tưới tiêu, lúa gặt xong thì bị ép bán với giá rẻ mạt. Trai tráng phải đi phu, dân lành bị ức hiếp. Không cho xây trường học, không làm trạm y tế, hơn thế, giai cấp thống trị còn đặt ra đủ thứ sưu cao, thuế nặng, dùng mê tín dị đoan ru ngủ, nô dịch người dân. May thay, những năm đầu có Ðảng, một số người của Ðại Yên làm nghề thêu ren ở Hà Ðông và Hà Nội được giác ngộ cách mạng đã bí mật đem "ánh sáng" về quê hương. Rồi Ðại Yên có cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ về hoạt động, giúp đỡ. Ngày 6-3-1943, Chi bộ Ðại Phẩm, tiền thân của Ðảng bộ xã Ðại Yên được thành lập (đồng chí Dương Văn Bát làm Bí thư Chi bộ), đã tạo chuyển biến mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Ðại Yên. Chi bộ đã lãnh đạo các đoàn, hội phản đế và nhân dân tổ chức nhiều cuộc mít-tinh, diễn thuyết, tuyên truyền về đấu tranh giải phóng dân tộc, phá xiềng áp bức.

Mờ sáng ngày 17-8-1945, trống, chiêng rộn khắp làng trên, xóm dưới ở Ðại Yên, người người rầm rập tiến về đình Quán Hóp. Tại đây, dưới cờ đỏ tung bay, đồng chí Hoàng Thị Thảo dõng dạc đọc quân lệnh khởi nghĩa; tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai, tổ chức cho nhân dân cử ra Ủy ban Cách mạng lâm thời. Cùng lúc, lực lượng tự vệ dẫn bọn lý dịch mang triện bạ, sổ sách nộp cho cách mạng. Khí thế đấu tranh sục sôi như vũ bão, Ðại Yên nhanh chóng phối hợp các hội phản đế cứu quốc ở Yên Trường, Nam Hài tiến lên Chúc Sơn, dốc xuống Quảng Bị, tổ chức giành chính quyền ở huyện và các xã hai bên sông Ðáy.

Ðồng chí Ðặng Tiến Hoàng, Bí thư Ðảng ủy xã Ðại Yên khẳng định: Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người con của Ðại Yên đã tình nguyện lên đường, hàng trăm gia đình không ngại hiểm nguy, vượt khó để chăm lo, bao bọc cơ sở cách mạng, nhiều người đã anh dũng hy sinh, là thương, bệnh binh, không ít người trở thành gương sáng, điển hình trong học tập, lao động và sản xuất. Từ một xã nghèo, kinh tế chậm phát triển, Ðại Yên đã "bứt phá", đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17%/năm, mỗi năm giảm từ 2 đến 3% số hộ nghèo. Trên địa bàn xã có 23 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động thu hút hàng nghìn lao động tham gia. Người dân Ðại Yên còn phát triển các nghề xây, mộc, đan ghế, móc sợi, phát triển kinh doanh dịch vụ. Năm 2013, tổng thu nhập toàn xã đạt 105 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng, phấn đấu năm nay tăng 1,5 triệu đồng. Ðược biết, tuy không là xã được chọn làm điểm nhưng đến nay Ðại Yên đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới. Theo đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, 75 tuổi, đảng viên Chi bộ thôn Ðại Phẩm, kết quả này bắt nguồn từ thắng lợi trong dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi - khâu đột phá mà Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ xã lần thứ 21, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra. Ðề án và các giải pháp trong xây dựng nông mới cũng vậy, xã đều thực hiện dân chủ rộng rãi, công khai, minh bạch, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, nói đi đôi với làm trong từng cán bộ, đảng viên, cho nên đã tạo được sự thống nhất trong hệ thống chính trị, phát huy được sức mạnh nội lực của nhân dân.

Cũng như nhiều hộ dân phát triển kinh tế theo hướng gia trại sau khi dồn đổi ruộng đất ở Ðại Yên, gia đình anh Ðặng Ðình Lộc, ở thôn Rẫy đã chủ động tham gia các lớp tập huấn do xã tổ chức, vay vốn ngân hàng, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào việc nuôi gà, đào ao thả cá. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, anh Lộc đã tạo dựng được "thương hiệu" trứng gà và cá thương phẩm đối với khách hàng. "Thu nhập so nhiều hộ chung quanh tuy chưa phải là cao, nhưng đã giúp vợ chồng tôi thêm tự tin vào một hướng làm ăn hiệu quả và bền vững"- Anh Lộc tâm tình. Trong ngôi nhà rộng rãi, khang trang chúng tôi ấn tượng với nhiều tấm giấy khen học sinh giỏi được đóng khung ngay ngắn trên tường. Ngoài sân, các cháu ngân nga: "Trời thu thay áo mới - Trong biếc nói cười thiết tha...".

Hoàng Lâm
Nguồn nhandan.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập757
  • Hôm nay65,189
  • Tháng hiện tại801,299
  • Tổng lượt truy cập93,178,963
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây