Học tập đạo đức HCM

Đánh thức vùng nhãn Tuyên Quang

Thứ tư - 01/08/2018 03:17
Những gốc nhãn cổ thụ ngót trăm năm tuổi, người lớn ôm không xuể, nhưng quả chỉ bé cỡ đầu ngón tay, hạt to, cùi mỏng. Việc thu hoạch những cây nhãn cổ thụ cũng vô cùng cơ cực.

Nói tới nhãn ở phía Bắc, người ta thường chỉ nói tới nhãn lồng Hưng Yên, gần đây vùng nhãn Sơn La cũng đã được nhiều người biết tới. Thế nhưng tại nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc..., một số tỉnh cũng có diện tích nhãn hàng nghìn ha. Tổng diện tích nếu cộng lại thì rất lớn, nhưng rất nhiều nơi, cây nhãn vẫn đa số là cây thực sinh, được trồng phân tán từ nhiều chục năm trước, chưa được cải tạo để trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế, chưa hình thành được khu SX tập trung. Một ví dụ điển hình như tại tỉnh Tuyên Quang.

17-21-32_1
Những cây nhãn cổ thụ khoảng 80 năm tuổi ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) quả trĩu trịt, nhưng rất bé

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, hiện tỉnh này có khoảng hơn 1.000ha nhãn, trong đó tập trung tại các huyện như Sơn Dương (465ha), Yên Sơn (368ha) và rải rác ở nhiều huyện như Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang 43ha, Hàm Yên 33ha... Hầu hết các diện tích nhãn được trồng ở tỉnh này có tuổi đời từ 40-50 năm, có những vùng cây nhãn đã được trồng khoảng 80 năm, từ thời người dân các tỉnh miền xuôi lên đây khai hoang lập nghiệp.

Tại huyện Yên Sơn, xã Thái Bình là địa phương có diện tích nhãn tập trung hàng trăm hecta. Năm nay, vùng nhãn xã Thái Bình được mùa lớn. Thời điểm này, dọc QL 2C ven dòng sông Lô qua xã Thái Bình, những vườn nhãn trĩu trịt quả. Trông xa, những cây nhãn quả đan kín tán, tựa như những chiếc bát úp màu xám. Những tưởng được mùa vì nhãn rất sai quả, nhưng một số vườn, nhãn quá sai quả lại thành ra mất mùa!

Hộ ông Tống Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Thái Bình) có hơn 200 gốc nhãn, toàn những gốc nhãn cổ thụ, có những cây nhãn một người lớn ôm không xuể. Ông bảo từ khi lớn lên, đã thấy những cây nhãn trong vườn, nên chẳng thể biết nó được trồng từ năm nào, chỉ áng chừng chúng có tuổi đời khoảng 80 tuổi, từ đời ông bà ở miền xuôi lên đây lập nghiệp. Vài năm trước, ông Bình là một trong những hộ dân tiên phong ở xã Thái Bình mạnh dạn ghép cải tạo vườn nhãn.

Đến nay, 80% số cây nhãn cổ thụ của vườn nhãn nhà ông đã được ghép cải tạo, nhưng tỉ lệ mắt ghép thành công có cây đạt cao, cây lại đạt rất thấp do kỹ thuật ghép còn hạn chế. Năm nay, nhãn đầu mùa ra quả như vãi trấu trên cành. Tuy nhiên tới lúc quả nhãn bắt đầu có cùi, không hiểu do nguyên nhân gì, rất nhiều cây bị rụng quả la liệt.

“Những tưởng nhãn ra quả sai thì được mùa, ai ngờ lại trở thành mất mùa. Năm ngoái, mặc dù nhãn ra quả ít hơn, nhưng chùm nào ra chùm ấy, quả rất to, đều, bán giá tới 30-40 nghìn đồng/kg. Năm nay, bên cạnh nhiều cây nhãn bị rụng quả, một số cây do đậu quả quá sai, có thể do cây không đủ chất dinh dưỡng để nuôi quả nên quả quá bé, chỉ bán được cho các lò sấy long nhãn với giá dưới 10 nghìn đồng/kg” – ông Bình cho biết.

Ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Sơn cho biết: Qua phân tích, nhãn được trồng tại Tuyên Quang hiện nay có độ ngọt đậm hơn so với nhãn trồng ở đồng bằng phía Bắc, vị thơm đậm. Tuy nhiên, do chưa có các gói kỹ thuật thâm canh nhãn nên độ đồng đều của các vườn nhãn rất thấp. Có cây quả to, cùi dày nhưng lại không ngọt. Có cây quả nhỏ, hạt to nhưng lại ngọt... Mặc dù tổng diện tích nhãn trên địa bàn huyện Yên Sơn hiện nay khá lớn với xấp xỉ 400ha, tuy nhiên, các vườn nhãn đa phần được trồng bằng hạt thực sinh từ giai đoạn người dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới. 

Gần đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện cũng đã mua thêm giống nhãn có gốc ghép từ Hưng Yên lên trồng và cho quả có chất lượng, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, diện tích nhãn đủ tiêu chuẩn hàng hóa, có mẫu mã chất lượng cao trên toàn huyện mới chỉ đạt khoảng 30%, còn lại đa số vẫn là nhãn cổ thụ được trồng theo kiểu vườn tạp rải rác, không tập trung và thiếu thâm canh nên quả rất bé, chỉ có thể bán cho các lò sấy long nhãn với giá thấp.

17-21-32_2
Tuyên Quang sẽ đẩy mạnh chương trình ghép cải tạo vườn nhãn trong thời gian tới

Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các kỹ thuật như ghép cải tạo, tỉa tạo tán, chăm sóc, xử lí ra hoa, đậu quả... cho cây nhãn vẫn còn là điều rất mới mẻ đối với người dân. Thực tế ở địa phương, đã có những vườn nhãn ghép cải tạo cho năng suất cao gấp 2 lần so với trước, với mẫu mã quả to, đẹp, đều. Tuy nhiên nhiều nơi, nông dân còn có tư tưởng sợ ghép cải tạo sẽ làm mất cành, mất quả nên không mặn mà tiếp cận kỹ thuật mới...

“UBND huyện Yên Sơn cũng như ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đang chủ trương hỗ trợ các gói kỹ thuật đồng bộ để ghép cải tạo, thâm canh vườn nhãn theo hướng hàng hóa. Vụ thu hoạch nhãn năm nay, huyện Yên Sơn cũng sẽ cố gắng lựa chọn một số vườn nhãn trồng mới hoặc các vườn nhãn đã ghép cải tạo có quả to, mẫu mã đẹp để liên kết tiêu thụ, quảng bá tại một số siêu thị, kênh phân phối tại thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, Tuyên Quang cũng đang hỗ trợ huyện Yên Sơn xây dựng thương hiệu nhãn Bình Ca trong thời gian tới” – ông Nguyễn Công Hàm, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết.

Theo: Lê Bền/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay19,804
  • Tháng hiện tại287,427
  • Tổng lượt truy cập92,665,091
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây