Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nhân lực cho làng nghề

Thứ ba - 08/08/2017 07:25
Hiện nay, cả nước hiện có 4.575 làng nghề thu hút một lượng lớn lao động. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì nhân lực cho các làng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao đang thiếu và yếu. Do đó cần có nhiều chính sách dạy nghề và đào tạo nghề để các làng nghề phát triển.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, hiện các làng nghề đang tạo rất nhiều việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định. Nhưng hiện các làng nghề đang dần mai một và chưa có sức hút đối với người lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. 

Các làng nghề đang thiếu nhân lực có tay nghề

Trên thực tế, việc thiếu nhân lực có kỹ thuật của các làng nghề đang ngày càng trở nên trầm trọng, do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay không có thợ tạo mẫu và thợ có tay nghề tinh xảo đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng, cho nên sản phẩm của các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.

Là địa phương có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với gần 300 làng nghề, các làng nghề tại Hà Nội cũng rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực, nhất là các nhân lực trẻ và nhân lực có tay nghề cao. Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó, nhiều làng nghề vẫn giữ được tốc độ phát triển tốt như sơn mài, khảm trai, điêu khắc gỗ, thêu, dệt lụa…

Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đang đứng trước thực trạng thiếu lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến sản phẩm các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Phương Quang, Giám đốc Công ty TNHH Việt Quang (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) chia sẻ, làng nghề Phú Vinh nổi tiếng với nghề mây tre đan truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ được cả nước biết đến mà còn xuất khẩu đi nhiều nước được các khách hàng nước ngoài ưa chuộng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay làng nghề Phú Vinh đang phải đối mặt chính là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ tay nghề. Trong bối cảnh hội nhập với sự cạnh tranh mạnh mẽ thì càng cần phải có đội ngũ nhân lực có tay nghề tinh xảo tạo ra các sản phẩm phong phú về mẫu mã, đảm bảo chất lượng mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Nguyễn Phương Quang, để kế thừa và phát huy được thế mạnh của làng nghề thì cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực trẻ có trình độ cao. Do đó cần phải có những chính sách đào tạo nghề và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng tốt thì mới giữ và phát triển các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển.

Báo cáo của Sở Công Thương cho thấy, trong năm 2016, các làng nghề Hà Nội đã tạo việc làm cho gần 800 nghìn lao động, giá trị sản xuất đạt gần 14 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động ở làng nghề đạt khoảng 35 triệu đồng/năm. Đặc biệt, thu nhập của người lao động tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông...  lên đến 50 - 60 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, Hà Nội cần tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống, đẩy mạnh và phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề có những sản phẩm xuất khẩu. Trong đó khâu quan trọng chính là truyền nghề vào đào tạo nghề.

Theo UBND TP. Hà Nội, trong những năm qua Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các làng nghề như quy hoạch các làng nghề, những chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ đầu ra sản phẩm, tổ chức các hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề…

Đặc biệt công tác đào tạo nghề cho các làng nghề cũng được thành phố đặc biệt quan tâm. Đầu năm 2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP. Hà Nội năm 2017.

Theo đó, sẽ tập trung đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 30 nghìn lao động tại các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn. Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP. Hà Nội cho hay, trong năm 2017, toàn thành phố phấn đấu đào tạo nghề, truyền nghề, đồng thời tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 100 chủ doanh nghiệp là giám đốc, phó giám đốc các cơ sở sản xuất làng nghề.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các hiệp hội ngành nghề tổ chức 40 lớp truyền nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.400 học viên tại 40 thôn, xã; tổ chức cho 1.500 chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia 15 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, kinh doanh và marketing… Các nghề chính được Trung tâm nhân cấy là mây tre đan, sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, gốm sứ… Học viên được các giảng viên là những nghệ nhân, thợ giỏi, thợ có tay nghề cao giảng dạy.

Có thể thấy, việc đào tạo nhân lực cho các làng nghề vẫn là bài toán nan giải bởi hiện nay các bạn trẻ thường lựa chọn con đường vào đại học, chứ ít chú trọng đến vào các trường đào tạo nghề hay học nghề tại các làng nghề truyền thống.

Hiện, cả nước có hơn 100 trường cao đẳng nghề, hơn 300 trường trung cấp nghề và hơn 1.000 cơ sở khác có dạy nghề, hầu hết các huyện đều có trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên số lượng học viên đăng ký học tại các trường đào tạo nghề vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với nhu cầu đào tạo nghề thực tế hiện nay.

 Tags: làng nghề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm382
  • Hôm nay30,407
  • Tháng hiện tại156,969
  • Tổng lượt truy cập85,064,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây