Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (Bài 2): Khơi nguồn lực trong dân

Thứ ba - 06/05/2014 00:35
Bằng nhiều hình thức, các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp… cả nước đã đóng góp được một khối lượng công việc khổng lồ cho xây dựng nông thôn mới (NTM), biến phong trào này trở thành cuộc thi đua không chỉ của mỗi gia đình, dòng họ mà còn của cả cộng đồng.

Có ít, góp ít 

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh đã huy động các nguồn vốn được hơn 27.700 tỷ đồng, trở thành tỉnh dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc với 34 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, bình quân các xã đạt 17,46 tiêu chí. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện khả năng của mình, trong đó, năm 2012 có 12 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ xi măng, gạch cho NTM, trị giá gần 3 tỷ đồng, giúp các địa phương thi công 51 công trình các loại. 

Năm 2013, nhiều doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ trực tiếp cho công trình dưới hình thức “chìa khóa trao tay”, tiêu biểu như 9 doang nghiệp của huyện Đông Triều cùng tham gia thi công mở rộng tuyến đường dài gần 7km, rộng bình quân 15m với kinh phí khoảng 30 tỷ đồng; Công ty Than Nam Mẫu hỗ trợ đầu tư tuyến đường ra khu nuôi trồng thủy sản ở xã Điền Công (TP.Uông Bí) trị giá 1,5 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả hỗ trợ 4,1 tỷ đồng để xây dựng 1 trường học… 

Nhờ huy động được sức dân, nên việc xây dựng nông thôn mới đã có hiệu quả rất khả quan. Ảnh: Cơ giới hóa sản xuất tại xã Song Phượng, huyện Đan Phương, Hà Nội.
Nhờ huy động được sức dân, nên việc xây dựng nông thôn mới đã có hiệu quả rất khả quan. Ảnh: Cơ giới hóa sản xuất tại xã Song Phượng, huyện Đan Phương, Hà Nội.

Đáng chú ý là Quảng Ninh đã thu hút được sự tham gia đóng góp lớn của lực lượng vũ trang trên địa bàn với 50.000 ngày công; hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ bằng vật liệu xây dựng và xây dựng mô hình sản xuất; tham gia làm mới, sửa chữa hơn 100km đường giao thông các loại; khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe cho hơn 6.000 người…

Còn tại Thanh Hóa, đến nay cũng đã có 12 xã đạt 19/19 tiêu chí và trong năm nay, Thanh Hóa phấn đấu có thêm 27 xã về đích. Để có được thành công đó, Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh, sự đoàn kết của người dân trong phong trào toàn dân xây dựng NTM. Đơn cử như xã Yên Thọ (huyện Như Thanh), tuy là xã miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã huy động được hơn 80 tỷ đồng (Nhà nước chỉ hỗ trợ gần 10 tỷ đồng). 

Phương châm của Yên Thọ là huy động nguồn lực trong dân để lo cho dân; việc dễ làm trước, khó làm sau; lĩnh vực nào có tính kích cầu các lĩnh vực khác thì ưu tiên làm trước. Do vậy, Yên Thọ đã huy động nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công để bê tông hóa toàn bộ 50km đường liên thôn, liên xã, 10km đường nội đồng và 12km kênh mương; sau đó tiến hành dồn điền đổi thửa để sản xuất được thuận lợi. 

Ông Trần Văn Tuấn - Bí thư Huyện ủy Như Thanh cho biết: Tuy chưa có xã nào đạt đủ 19 tiêu chí, nhưng cách làm NTM của huyện đã đi vào thực chất, đáp ứng tốt nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Đến nay, toàn huyện đã huy động được trên 560 tỷ đồng, với 16 xã triển khai xây dựng NTM, trong đó 70% nguồn lực là do dân đóng góp. 

“Góp gió thành bão”

Ông Nguyễn Duy Việt - Phó Trưởng ban Dân vận T.Ư: “Trong quá trình xây dựng NTM, địa phương nào gây dựng được phong trào quần chúng rộng lớn thì địa phương đó mới thực sự có được thành công của chương trình”.

Những con số đáng chú ý

4.980 tỷ đồnglà ngân sách T.Ư đã hỗ trợ cho 59 tỉnh và các bộ, ngành xây dựng NTM.

44.579 tỷ đồng là ngân sách địa phương triển khai xây dựng NTM.
63.000 tỷ đồng là đóng góp của người dân cho chương trình NTM.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong 3 năm qua (2011 – 2013), ngân sách T.Ư đã hỗ trợ cho 59 tỉnh và các bộ, ngành 4.980 tỷ đồng; ngân sách các địa phương chi khoảng 44.579 tỷ đồng để triển khai xây dựng NTM. Đáng chú ý là vốn huy động từ người dân và vốn tín dụng chiếm tỷ lệ rất cao, trong đó vốn đóng góp của người dân đạt gần 63.000 tỷ đồng... 

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Nhật Lam - Phó Chánh văn phòng điều phối T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho biết: “Trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân nông thôn còn nhiều hạn chế thì với lượng đóng góp như trên đã là thành công rất lớn của chương trình. Qua đó có thể thấy, phong trào nào mang lại lợi ích cho đông đảo nhân dân, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của nhân dân thì nhất định sẽ được nhân dân ủng hộ”. 

“Thực tế cho thấy, việc triển khai NTM ở các địa phương rất đa dạng, nhiều nơi mặc dù còn nghèo nhưng có cách làm rất hiệu quả, như ở Tuyên Quang, khi làm 1km đường bê tông sẽ được tỉnh hỗ trợ 100-200 tấn xi măng, 2 triệu đồng quản lý phí, còn lại người dân tự huy động nhân công, tự giám sát thi công… 

Nếu để người dân tự đứng ra làm, thì không biết tới khi nào mới có đường đẹp, trong khi ngân sách nhà nước cũng không thể đảm đương hết. Do đó, nếu khéo huy động sức mạnh của quần chúng, biết vận dụng, khơi thông tốt các nguồn lực thì khó mấy cũng làm được” – ông Lam khẳng định.
Minh Huệ
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm414
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,912
  • Tổng lượt truy cập92,045,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây