Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh dồn điền đổi thửa: Tiền đề đưa Thuần Hưng về đích

Chủ nhật - 26/03/2017 20:40
Thuần Hưng (Khoái Châu) là xã có bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Hưng Yên.

Truyền thống cách mạng ấy đã hun đúc tinh thần đoàn kết và cần cù, sáng tạo ở mỗi người dân.

Cũng chính nhờ tinh thần ấy, trong phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mặc dù không phải là xã điểm nhưng Thuần Hưng lại là một trong 4 xã về đích sớm nhất của huyện Khoái Châu.

Trường Tiểu học Thuần Hưng.

Năm 1929, tại cây đa Sài Thị, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được thành lập, từ đây ngọn lửa cách mạng lớn mạnh và phát triển rộng khắp. Gần 90 năm đã trôi qua, cây đa Sài Thị vẫn nhắc nhở bao thế hệ người dân xã Thuần Hưng về truyền thống cách mạng kiên cường, những đóng góp của ông cha trong các cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước.

Những năm gần đây, khi triển khai Chương trình XDNTM, Thuần Hưng luôn xác định phải ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, dồn thửa đổi ruộng (DTĐR), chỉnh trang đồng ruộng được xem là một trong những yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân. Tập trung ruộng đất là tiền đề quan trọng để sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, đưa cơ giới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Từ nhận thức này, năm 2013, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Tường Nguyên ( khi ấy còn là Phó chủ tịch) đã xuống từng thôn, họp với bà con nhiều lần để chỉ đạo và đưa ra phương án tối ưu. Những khó khăn vướng mắc cũng dần được giải quyết để đi đến thống nhất cao. Chính ông cũng tuyên truyền, lấy ý kiến và lắng nghe khó khăn, khúc mắc của nhân dân và giải thích kịp thời để bà con hiểu những thuận tiện khi dồn ruộng. Nhờ đó, đến năm 2014, ở các thôn còn lại, cũng đã thực hiện xong DTĐR để người dân yên tâm canh tác.

 Ông Nguyên cho biết: Ngay từ khi bắt đầu triển khai, Ban chỉ đạo DTĐR của xã đặc biệt coi trọng công tác chuẩn bị như thu thập hồ sơ, tài liệu, hồ sơ đất nông nghiệp ngoài đồng theo từng thôn xóm, từ đó nghiên cứu xây dựng phương án DTĐR một cách chi tiết, tính toán điều chuyển đất đai giữa các thôn, xóm sao cho hợp lý nhất. Đồng thời, kết hợp DTĐR với quy hoạch lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, đảm bảo các thửa ruộng đều tiếp giáp với đường giao thông và mương để tiện lợi cho việc tưới tiêu, vận chuyển.

Nhờ cách làm sâu sát, đến nay, công tác DTĐR đã phát huy hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Văn Thành ở thôn Thuần Lễ tâm sự: “Gia đình tôi trước đây có nhiều mảnh manh mún, ở xứ đồng nào cũng có ruộng, mỗi khi đến vụ, mất nhiều thời gian do phải di chuyển nhiều nơi. Ruộng nhỏ còn khó khăn trong việc thuê máy móc để giảm sức lao động. Sau dồn ruộng, gia đình tôi sản xuất khá thuận lợi. Hơn nữa, chính quyền địa phương còn quan tâm đến thủy lợi nội đồng nên việc canh tác của bà con phát huy hiệu quả rõ rệt”.

Nhờ DTĐR, chỉnh trang đồng ruộng, những con đường giao thông nội đồng được mở rộng, việc đi lại của bà con trong xã dễ dàng hơn trước rất nhiều. Có thể nhận thấy, việc DTĐR đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu hình thành vùng chuyên canh, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.

Thực tế thấy, từ xã còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đến nay, đời sống của người dân Thuần Hưng đã được cải thiện đáng kể. Những kết quả đạt được trong XDNTM ở Thuần Hưng là rất đáng trân trọng. Thành quả đó là sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, cán bộ xã cùng toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giữ gìn và nâng cao các tiêu chí XDNTM trong thời gian tới.

Năm 2015, Thuần Hưng hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, tổng nguồn vốn thực hiện gần 61 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng; ngân sách huyện 3 tỷ đồng; ngân sách xã 10,992 tỷ đồng; doanh nghiệp 23,2 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 13,7 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 23,86%; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 38,8%; thương mại dịch vụ 37,34%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,51%, thu nhập bình quân 45 triệu đồng/người/năm.

Theo: Đức Sơn/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay30,567
  • Tháng hiện tại912,750
  • Tổng lượt truy cập93,290,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây