Hàn Quốc được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này đều gặp thách thức không nhỏ, trong đó có quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước này. Đây là nội dung được đề cập tới tại Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Việt sang thị trường Hàn Quốc”, do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay tại Hà Nội.
Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, thương mại song phương giữa Việt Nam-Hàn Quốc tăng trưởng đáng kể. Thương mại hai chiều tăng gần 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên trên 43 tỷ USD năm 2016. Cũng trong năm này, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ, còn Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Hàn Quốc.
Mặc dù, Hàn Quốc được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam, thế nhưng hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này đều gặp thách thức không nhỏ. (Ảnh minh họa/TTXVN) |
Mặc dù, Hàn Quốc được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam, thế nhưng hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này đều gặp thách thức không nhỏ, đặc biệt là những quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Ông Lê Hải An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công thương cho biết, không chỉ nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, mà người tiêu dùng Hàn Quốc rất coi trọng mẫu mã, hình thức sản phẩm.
Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam được nhiều người tiêu dùng trong khu vực Asean đánh giá cao về chất lượng, song vì hình thức kém bắt mắt nên vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng các nước.
Ông Lê Hải An cho rằng, ngoài việc tuân thủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng hơn đến khâu thiết kế, làm sao để những sản phẩm chất lượng Việt nhưng hình thức thì nên “Hàn hóa”, phong cách hơn, đẹp mắt hơn. Đây là điều kiện cần và đủ để hàng hóa nông sản Việt thâm nhập thành công vào thị trường này.
"Điều đầu tiên chúng ta phải rất quan tâm đến nhu cầu tập tính văn hóa tiêu dùng của từng thị trường như thị trường Hàn Quốc có những đặc điểm gì, bởi lẽ chúng ta phải bán những thứ thị trường cần chứ không phải bán những thứ mà họ đã có.
Chắc chắn các thị trường phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu liên quan. Ví dụ, trong lĩnh vực nông sản, hàng thương phẩm, thực phẩm liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi khi xuất khẩu hàng hóa nào đó sang Hàn Quốc thường phải xuất khẩu thông qua nhà nhập khẩu hay những kênh phân phối của Hàn Quốc, họ có những yêu cầu riêng, tiêu chuẩn riêng về thiết kế, mẫu mã, chất lượng" - ông Lê Hải An chỉ rõ./.
Chung Thủy/VOV.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã