Học tập đạo đức HCM

Để nông sản 'thoát ế', chiến dịch 'giải cứu' là đủ?

Thứ tư - 03/05/2017 05:05
Câu chuyện về nông sản ế ẩm và giải cứu nông sản, từ lâu đã không còn mới mẻ với người nông dân Việt Nam. Nhiều năm gần đây, liên tục các mặt hàng "đua nhau" ế, từ dưa hấu, thanh long, hành tím... và giờ đến chuối và lợn.
Mặc dù đã có nhiều chương trình từ Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng cả nước chung tay hỗ trợ tiêu thụ, song kết quả mang lại vẫn không mấy khả quan. Người ta tự hỏi, vì sao nhiều loại nông sản rơi vào tình trạng "bỏ thì thương mà vương thì tội" như vậy và làm thế nào để giải quyết tận gốc vấn đề đầu ra cho nông sản Việt?

Chưa có năm nào người trồng dưa hấu tỉnh Quảng Ngãi lại khó khăn như năm nay, bởi thời tiết bất lợi, phải gieo trồng dưa lại nhiều lần, đến khi thu hoạch lại không có người mua.

Nhiều năm gần đây, liên tục các mặt hàng nông sản "đua nhau" ế. Ảnh: TTXVN

Xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, là một trong những địa phương có diện tích trồng dưa nhiều nhất tỉnh, nông dân đang vô cùng lo lắng khi dưa chín đã nhiều ngày nhưng không có người thu mua.

Gia đình ông Bùi Tấn Binh trồng hơn 5 sào (500 m2) dưa, trong đó có 3 sào đã đến thời điểm thu hoạch nhưng thương lái không mặn mà, chỉ mua với giá từ 700 - 900 đồng/kg với những quả trên 5 kg. Không chỉ vậy, do thời tiết năm nay mưa nhiều nên làm cho số dưa của bà con ở đây bị nứt, thối rất nhiều, có những thửa ruộng dưa hư đến 1/2 diện tích.

Vì vậy, người dân đã không còn mặn mà với việc thu hoạch dưa. “Trời mưa liên tục nên dưa nứt, thối hết. Với những diện tích dưa đã chín nếu trong vòng 5 ngày nữa mà không có người thu mua, nó sẽ hư hoàn toàn, người nông dân sẽ mất trắng", ông Binh nói.

Không chỉ với dưa hấu, thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn cũng đang "lao dốc không phanh", giá rớt xuống chỉ còn 15.000 đồng/kg. Điều này được ví như một "thảm họa" chưa từng xảy ra với ngành chăn nuôi lợn trong hàng chục năm qua. 

Với giá thấp như vậy sẽ kéo theo một loạt các hệ lụy đến với người chăn nuôi như thua lỗ, càng nuôi càng lỗ nặng vì giá đầu vào để hòa vốn và có lãi phải đảm bảo giá khoảng 35.000 - 38.000 đồng/kg. Với giá tại thời điểm hiện tại người chăn nuôi có thể bị lỗ từ 1,5 - 2 triệu đồng/con.

Thông tin về các giải pháp hỗ trợ "giải cứu thịt lợn" từ phía Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các doanh nghiệp đã tràn ngập các mặt báo và truyền hình.

Đây chỉ là 2 trong số nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam rơi vào tình trạng ế ẩm.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ế các mặt hàng nông sản, một là do người sản xuất chạy đua theo phong trào, thấy mình có năng lực sản xuất thì đua nhau làm mà không quan tâm đến việc tới lúc thu hoạch sẽ bán cho ai. Đặc biệt, đa phần người dân sản xuất được sản phẩm nhưng khi bán đều không có hợp đồng rõ ràng với người mua, dẫn đến đầu ra bấp bênh, không ổn định, lúc lượng cung tăng cao thì bị ép giá là đương nhiên.

Thứ hai là việc sản xuất không có sự liên kết giữa người làm ra sản phẩm và phía tiêu thụ. Đặc biệt là nông dân sản xuất, tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng rõ ràng với người mua, đơn vị phân phối nên khi người dân làm ra sản phẩm hay bị tư thương ép giá, lũng đoạn. Ví dụ như quả thanh long, có thời điểm buổi sáng đang bán giá 15.000 đồng/kg, nhưng đến chiều giảm còn 10.000 đồng/kg, thậm chí còn bị ép phải bán với giá 5.000 đồng/kg.

Thứ ba là vấn đề quy hoạch. Hiện, quy hoạch của nhiều loại nông sản đang bị phá vỡ, không điều chỉnh được. Mặc dù nhà nước có đưa ra quy hoạch nhưng nông dân không thực hiện theo quy hoạch, các vùng sản xuất, các địa phương mỗi nơi làm một kiểu, không hề có sự liên kết với nhau.

Cùng quan điểm trên, theo ông Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường ĐH Nam Cần Thơ, trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai trò của việc phát triển thị trường càng trở nên bức thiết. Nông dân có thể trồng hầu hết mọi nông sản nhưng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì không có thị trường. Một nông dân cá thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cấp thì được, nhưng muốn sản xuất hàng hoá thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đúng thời điểm và giá phải cạnh tranh.

Nông dân và các nhà sản xuất thường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thị trường, mà chỉ bắt chước láng giềng là chính (trồng dừa, cà phê, tiêu, điều, bạch đàn, cây ăn trái, nấm rơm...; nuôi tôm, cua...). Và trồng một thời gian rồi chặt. Những nhà sản xuất thành công thường để nhiều công sức để nghiên cứu thị hiếu của khách hàng (để biết chất lượng cỡ nào, bao bì đóng gói thế nào...) để tổ chức sản xuất theo thị trường đó.

Các nhà sản xuất cần có "tai mắt" tại các vùng trọng điểm tiêu thụ hàng và vùng sản xuất hàng để nắm càng chính xác càng tốt khối lượng mặt hàng đang và sắp sản xuất, thời điểm thu hoạch, chiều hướng giá cả lên xuống... để liệu định sản xuất của mình. Về lâu dài, Nhà nước cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nào để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, việc đầu tiên cần làm là nông dân phải tuân thủ sản xuất theo đúng quy hoạch; phải có hợp đồng tiêu thụ chắc chắn. Giải pháp cụ thể là cố gắng phát triển mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân theo chuỗi và liên kết sản xuất bền vững.

Đặc biệt, nhà nước cần quy định đối với các đơn vị xuất khẩu nông sản phải có vùng nguyên liệu, qua đó họ ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu với nông dân, từ đó việc đầu tư nguyên liệu đầu vào cũng như xử lý đầu ra sẽ ổn định và vững chắc.
 
Đức Dũng (TTXVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập998
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm997
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,622
  • Tổng lượt truy cập93,167,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây