Học tập đạo đức HCM

Thực phẩm sạch: Nông dân chính hiệu trồng rau sạch trong nhà kính

Thứ ba - 02/05/2017 21:02
Từ một nông dân thuần chất, qua quá trình tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, rồi tự "mày mò" làm... doanh nghiệp, để đến nay, mô hình trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới của Cty TNHH Một thành viên Hương Đất- An Phú bước đầu cho kết quả khả quan. Giám đốc Cty là nông dân chính hiệu Nguyễn Ngọc Hoàng.

thuc pham sach: nong dan chinh hieu trong rau sach trong nha kinh hinh anh 1

Vườn rau được đầu tư bài bản của anh Hoàng

Khởi điểm với diện tích khoảng 1ha, vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng, từ năm 2012, anh Hoàng (xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai) quyết tâm làm giàu từ nghề trồng rau. Trồng rau là cái nghề có từ trăm năm nay của người dân An Phú. Tuy nhiên trồng rau sạch thì lần đầu tiên có ở vùng đất này. Vậy nên khó khăn là điều không tránh khỏi.

Trải qua không ít gian truân vất vả, vườn rau của anh cũng được hình thành, những sản phẩm rau sạch đầu tiên đã cho thu hoạch. Nhìn vườn rau xanh mướt, không có sự can thiệp của hóa chất, anh Hoàng vui lắm.

Từ thành công trên, anh Hoàng mở rộng đầu tư bằng việc khép kín 2ha nhà lồng cùng các công trình phụ như giếng khoan, đường đi nội bộ, béc phun tưới nước tự động… tiêu tốn hơn 4 tỷ đồng. Năm 2016, diện tích trồng rau tiếp tục được mở rộng lên 3ha.

Hiện sản phẩm, sản lượng rau sạch của anh tiêu thụ rất ổn định, thị trường chủ yếu là các siêu thị, một số điểm bán hàng tiện lợi ở vùng ven.

Anh cho biết, gần 1/3 sản lượng này cũng đã bắt đầu thâm nhập một số thị trường lớn và khó tính như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế...

Mỗi ngày, vườn của anh cung cấp cho thị trường khoảng 700kg rau củ quả các loại, sản lượng mỗi năm khoảng 200 tấn xuất ra thị trường.

Năm 2013, vườn rau của anh bán ra thị trường được 3 tỷ đồng. Dự kiến năm 2016, doanh thu đạt khoảng 4 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 30%.

Anh Hoàng cho biết: "Khó khăn rồi cũng qua, thị trường bắt đầu hướng tới những sản phẩm vì sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên người dân đã lựa chọn sản phẩm của mình.

Bây giờ, khái niệm VietGAP đã không còn xa lạ với người tiêu dùng nữa. Hiện Cty có 17 người lao động, lương cho công nhân lao động phổ thông là 4 triệu đồng/tháng, lương của công nhân kỹ thuật thì cao hơn. Nếu được tiếp cận nguồn vốn thì không những giải quyết được nguồn lao động có tay nghề tại địa phương, mà còn mở rộng được mô hình trồng rau sạch theo hướng VietGAP, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn với sản phẩm nông nghiệp...".

 
Theo Trần Đăng Lâm (NNVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại872,065
  • Tổng lượt truy cập92,045,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây