Trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn nhưng theo ông Ngô Tất Thắng, Phó chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương nhiều doanh nghiệp đã có những đóng góp rất tích cực vào xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy phát triển nông nghiệp nhiều vùng nông thôn, điển hình như: Tập đoàn TH, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk, Mía đường Lam Sơn, Tập đoàn Lộc Trời…
Các doanh nghiệp này đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, bao tiêu sản phẩm, tham gia tích cực phát triển chuỗi giá trị, khai thác tốt hơn và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tăng thu nhập… góp phần tích cực thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đào tạo nên một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tập đoàn lớn tham gia đầu tư nông nghiệp, thì phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam còn rất nhỏ. Tính đến giữa năm 2016, Việt Nam chỉ có trên 4.000 doanh nghiệp nông nghiệp (chiếm dưới 1% trên tổng số 420.000 doanh nghiệp của cả nước), trong đó có tới 50% doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động), các doanh nghiệp này không có cấu trúc rõ ràng, mô hình quản lý sơ khai và đặc biệt không có chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất.
Bên cạnh đó, vẫn còn không ít chính sách chưa phù hợp hoặc thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển.
UBND các tỉnh phải là trọng tài trong các dự án giao đất cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp vừa phải trả tiền cho dân mua đất, vừa phải trả tiền thuê đất. |
Do vậy, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi, vì sao doanh nghiệp nông nghiệp mãi không phát triển, vừa ít, vừa thiếu. Cần lãm rõ những chính sách hiện tại về: Đất đai, tài chính… để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Theo các đại biểu tại diễn đàn, cần coi doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực để doanh nghiệp yên tâm đầu tư cho sản xuất - tiêu thụ nông sản.
Về chính sách đất đai, theo ông Ngô Tất Thắng, Chính phủ cần xác định giá đền bù ruộng đất cho nông dân thỏa đáng, nhằm đảm bảo cho người dân yên tâm sau khi giao đất cho doanh nghiệp. UBND các tỉnh phải là trọng tài trong các dự án giao đất cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp vừa phải trả tiền cho dân mua đất, vừa phải trả tiền thuê đất.
Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Thắng cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp còn nhiều rủi ro. Do vậy, cần hỗ trợ doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng, có gói tín dụng riêng cho vay đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hỗ trợ ít nhất 30% phí bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp.
Còn theo ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương), tại Pháp có mô hình các hộ gia đình vừa là doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm của mình, vừa tham gia các liên minh hợp tác xã. Do vậy, cần thay đổi nhận thức về hợp tác xã và doanh nghiệp, các đối tượng này có thể kết hợp với nhau để cùng phát triển nông nghiệp, tạo ra đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã