Học tập đạo đức HCM

Đổi thay Hương Giang

Thứ ba - 03/12/2013 02:19
Trải qua mấy chục năm lận đận kể từ sau ngày đất nước giải phóng, đến nay xã Hương Giang huyện miền núi Nam Đông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều đổi thay. Hương Giang trở thành địa phương có nền kinh tế đứng đầu huyện và sắp trở thành xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh vào cuối năm 2013.
 
 
 
Hương Giang trong hành trình xây dựng nông thôn mới
 
Nỗ lực vượt khó 
 
Sau ngày đất nước giải phóng, một bộ phận cư dân ở TP Huế và một số địa phương lên vùng núi Nam Đông khai hoang sinh sống, lập nên xã kinh tế mới Hương Giang. Toàn xã đến nay có 350 hộ, 1.654 nhân khẩu chủ yếu là người Kinh. Mấy năm đầu mới lên định cư sinh sống nơi vùng núi rừng Nam Đông, người dân Hương Giang gặp muôn vàn khó khăn. Ông Nguyễn Đình Dũng ở thôn La Vây nhớ lại: "Đường làng ngõ xóm hồi đó chỉ là những lối mòn chằng chịt lau sậy um tùm. Với những tuyến đường liên thôn, liên xã tuy đã làm bằng đất đỏ, nhưng mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng bụi mịt mù. Trạm y tế, trường học chỉ là những ngôi nhà cấp bốn, tranh tre lụp xụp khiến đời sống của người dân gặp nhiều trở ngại”. 
 
Phó Chủ tịch UBND xã Hương Giang Nguyễn Minh Luận cho hay, trước những khó khăn, trở ngại, nhiều hộ không thể bám trụ đã quay trở về quê cũ sinh sống. Tìm cách gỡ khó, Đảng ủy, chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp bàn các biện pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Các hạng mục và những việc làm trong khả năng của địa phương thì xã đảm nhận, còn lại đề nghị lên cấp trên hỗ trợ, đầu tư. 
 
Chừng mười năm trở lại đây, xã Hương Giang được Đảng, Nhà nước, dự án ADB đầu tư, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất. Năm tháng trôi qua, những con đường bê tông, tráng nhựa, trạm y tế, trường học kiên cố cũng dần dần mọc lên. Hệ thống kênh mương, thủy lợi được xây dựng kiên cố, tạo điều kiện cho người dân khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa nước. Từ việc người dân phải mua gạo ăn ở những nơi khác, đến nay toàn xã có khoảng 50ha lúa, năng suất bình quân mỗi năm 50 tạ/ha, cơ bản cung ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ.
 
"Từ khi đường sá đi lại thuận lợi, việc thu hoạch và đưa sản phẩm đi bán cũng dễ dàng hơn. Gia đình tôi cũng như bà con mạnh dạn khai hoang phát triển sản xuất. Từ hai bàn tay trắng, đến nay gia đình tôi trồng khoảng 2 ha cao su và một số cây trồng, vật nuôi khác. Chỉ tính riêng cao su, bình quân mỗi năm cho thu nhập 120 triệu đồng”, ông Dũng vui vẻ cho biết.
 
Mấy năm gần đây, kinh doanh dịch vụ trở thành "mũi nhọn” trong phát triển kinh tế, xã hội ở Hương Giang. Xã có chợ trung tâm quy tụ gần trăm hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, mang lại nguồn thu đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2013 ước đạt 21 triệu đồng (tăng 3 triệu so với năm trước) là minh chứng cho sự đổi thay nhanh chóng của Hương Giang trong tiến trình xây dựng NTM.
 
Ra sức xây dựng nông thôn mới
 
Được biết, phong trào xây dựng NTM được các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức phát động, tuyên truyền đến từng thôn, cụm dân cư, hộ gia đình. Từ khi phát động phong trào đến nay, các hoạt động hưởng ứng xây dựng NTM trong nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào hiến đất góp phần rất quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương. 
 
Vừa qua, toàn thôn La Vây có 12 hộ hiến đất, cây trồng chủ yếu là keo, cao su, cau. Việc hiến đất, cây trồng để xây dựng các công trình công cộng đã trở thành phong trào sâu rộng và có sức lan tỏa ở xã Hương Giang. Toàn xã có hàng chục hộ dân ở các thôn hiến đất và cây trồng để thi công, mở rộng các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường làng ngõ xóm... 
 
Ông Trương Hạ ở thôn La Vây trồng hơn 3ha rừng keo. Sau khi được mời họp, nghe lãnh đạo địa phương vận động, giải thích về mục đích, ý nghĩa của việc mở đường xây dựng NTM, ông Hạ sẵn sàng hiến hàng trăm mét đất để làm đường. Gia đình ông tự tay chặt bỏ gần 200 cây trồng sắp đến kỳ thu hoạch để hiến đất cho địa phương. 
 
Trước khi rời Hương Giang, chúng tôi dạo quanh khắp địa bàn xã và không mất nhiều thời gian khi đến tận các khu dân cư. Những tuyến đường liên thôn vào tận các khu dân cư đều đã được bê tông, trải nhựa. Nhiều công trình trường học, trạm y tế và Phòng khám đa khoa Hương Giang được xây dựng khang trang. Những ngôi nhà tranh tre tạm bợ ngày nào giờ đây đã thay thế bằng nhà xây kiên cố, góp phần tạo sắc diện NTM ở Hương Giang. Cùng với kết cấu hạ tầng, nhiều năm qua, các chương trình, dự án hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho địa phương triển khai xây dựng các mô hình trình diễn nhằm tổ chức tham quan và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân. Từ đó, tạo điều kiện cho bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, thoát được nghèo vươn lên khá, giàu. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn 2,1%...
Trang Hạ
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại756,262
  • Tổng lượt truy cập93,133,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây