Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở vùng quê “ông nghè nhiều như… lá tre”

Chủ nhật - 21/07/2013 09:08
Nổi danh là đất học, người đỗ đạt nhiều, chẳng thế mà xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất được người dân xứ Đoài ví rằng "ông nghè nhiều như… lá tre". 5 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, cùng với sự đổi thay chung của nhiều vùng nông thôn ngoại thành, cuộc sống của người dân Hương Ngải thêm khởi sắc.

Những mô hình hiệu quả

Đường về Hương Ngải qua những cánh đồng lúa xanh rì. Bên ngoài vẻ trù phú, nơi đây còn giữ được những nét đặc trưng nông thôn xứ Đoài với những con đường lát gạch, những nếp nhà mái ngói thâm nâu, những con người hiền hậu. Câu chuyện về con đường lên no ấm của mảnh đất này khiến người ta khâm phục. Mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh có cách làm ăn riêng, tạo ra phong trào thi đua trong sản xuất, xây dựng cách phát triển kinh tế mới hiệu quả. Điển hình trong cách nghĩ cách làm mới phải kể tới ông Phí Văn Thắng, thôn 9 với khu trang trại rộng hơn 1ha với hàng chục loại cây ăn quả bốn mùa thu hoạch. Chủ trang trại nhớ lại chuyện cũ với vẻ đầy xúc động: trước kia khu đồng này vốn chỉ cấy lúa nhưng năng suất bấp bênh do chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Thấy không hiệu quả, năm 2003, ông mạnh dạn đào ao, thả cá rồi thuê thầu thêm diện tích đất công của xã để mở rộng quy mô. Gom hết số tiền tích cóp nhiều năm, vay mượn thêm anh em, họ hàng và quỹ tín dụng nhân dân được 300 triệu đồng, ông "đổ" cả vào trang trại. Lấy ngắn nuôi dài, vừa khai thác, vừa đầu tư, đến nay trang trại của gia đình đã cho thu nhập ổn định, quy mô trang trại có giá trị ước đạt 1,5 tỷ đồng. Từ trang trại, mỗi năm gia đình thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
 
Vườn cây ăn quả chất lượng cao của một gia đình tại xã Hương Ngải (Thạch Thất).
Vườn cây ăn quả chất lượng cao của một gia đình tại xã Hương Ngải (Thạch Thất).

Chủ tịch UBND xã Hương Ngải Nguyễn Trần Vượng tự hào, các hộ dân đều có cuộc sống ổn định ngay trên mảnh đất quê hương với mô hình trồng khoai tây vụ đông và rau màu giá trị cao. Nhiều năm trước đây, cây khoai tây do hiệu quả thấp, giống cũ thoái hóa, cho năng suất thấp nên bị coi là cây trồng phụ. Từ năm 2007, HTX nông nghiệp Hương Ngải đã xây dựng 5 mô hình sản xuất nhân giống khoai tây sạch bệnh, đưa vào trồng vụ đông và vụ xuân. Đến nay, cây khoai tây đã thực sự có giá trị, với diện tích trồng đạt 85ha. Cũng từ năm 2011, xã Hương Ngải đã xây dựng kho lạnh với quy mô bảo quản 50 tấn giống đủ phục vụ cho cả xã.

Giúp nhau thoát nghèo

Cùng với việc nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, để thúc đẩy sản xuất, HTX nông nghiệp Hương Ngải đã đi đầu trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Nguyễn Đỗ Ban phấn khởi khoe, từ vụ xuân năm 2012, HTX đầu tư 400 triệu đồng mua máy làm đất, bảo đảm cày bừa cho 80% diện tích đất sản xuất trên địa bàn xã. Đến nay, HTX có 4 máy làm đất công suất 34 mã lực và hàng chục máy làm đất nhỏ và 1 máy gặt đập liên hoàn. "Nếu trước đây, người dân phải chi 160-170 nghìn đồng/sào công làm đất và gặt đập thì nay HTX làm cho xã viên chỉ với 110 nghìn đồng, giảm đáng kể chi phí cho người dân" - ông Ban cho biết. Nhờ những mô hình hiệu quả, nhiều hộ dân ở Hương Ngải đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Bản thân ông Thắng đã tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, trong đó có 1 hộ nghèo và 1 hộ khó khăn. Năm 2013, xã đã bố trí cho lao động thuộc 5 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo và 1 hộ khó khăn vào tổ vệ sinh môi trường của xã. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân làm việc tại HTX sản xuất rau an toàn với mức lương 1,5 - 2,2 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, xã còn tạo điều kiện cho con em gia đình chính sách, hộ nghèo vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Libya, Hàn Quốc, Angola... Hiện, toàn xã có 600 lao động đang làm việc tại nước ngoài, tính trong khoảng 10 năm trở lại đây, xã Hương Ngải có hơn 2.000 lượt người đi xuất khẩu lao động. Trong năm 2012 - 2013, toàn xã Hương Ngải có 86 hộ nghèo được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, hộ nghèo của xã giảm đáng kể. 

Hương Ngải đã hoàn thành 14 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Để đạt đủ 19 tiêu chí, chặng đường phía trước còn khó khăn. Song với những mô hình hiệu quả, sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương, một diện mạo nông thôn mới đang về trên quê hương Hương Ngải. Và vui hơn, mỗi gia đình, mỗi nếp nhà đang no ấm từng ngày từ chính đồng đất quê hương.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm348
  • Hôm nay31,903
  • Tháng hiện tại210,470
  • Tổng lượt truy cập90,273,863
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây