Học tập đạo đức HCM

Đồng hành với nhà nông, đồng hành làm nông thôn mới

Thứ tư - 18/04/2018 08:10
Trong nhiệm kỳ 2012-2017, Hội Nông dân (ND) thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam luôn sát cánh cùng nhà nông để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và hỗ trợ hội viên đoàn kết, giúp nhau làm giàu một cách bền vững.

Đồng hành với nhà nông

Ông Nguyễn Văn Thừa – Chủ tịch Hội ND thị xã Điện Bàn cho biết: Thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng được các cấp hội phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể chú trọng thực hiện. Việc xây dựng tổ chức hội, kiểm tra - giám sát được củng cố đảm bảo về số lượng và chất lượng; công tác thi đua - khen thưởng ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu; hội viên ND ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong sự phát triển chung của thị xã Điện Bàn.

 dong hanh voi nha nong, dong hanh lam nong thon moi hinh anh 1

Mô hình trồng rau thủy canh của hộ ông Bùi Thanh Cưỡng, ở khố phố Ngân Câu, phường Điện Ngọc thị xã Điện Bàn, đang cho thu nhập cao.  Ảnh: T.H

Toàn thị xã hiện có 182 chi Hội, 960 tổ Hội. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp mới 2.302 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 27.180. Giai đoạn 2014 - 2017, toàn thị xã đã có 9.823 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp…

“Đồng hành phát triển nông nghiệp (NN) của địa phương, Hội ND thị xã phối hợp tuyên truyền, vận động ND phát huy vai trò chủ thể, nhờ đó triển khai có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế NN trên địa bàn. Tiếp ứng nguồn lực cho nhà nông, Hội ND thị xã phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng Chính sách xã hội, NNPTNT trong thực hiện hợp đồng ủy thác, quản lý, cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Làm cầu nối phát triển NN, Hội đã hỗ trợ ND tiếp cận khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm thông qua hàng loạt lớp tập huấn thời vụ, hội thảo đầu bờ; chuyển giao hàng trăm công cụ sạ hàng và gieo tỉa hạt; chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho ND…” – ông Thừa chia sẻ.

Theo ông Thừa, nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của Hội ND, các hợp tác xã NN và hộ ND đã xây dựng được nhiều thương hiệu nông sản, sản phẩm  đặc trưng, như: Măng tây xanh Hà Quảng (Điện Dương), gạo thơm Phong Thử (Điện Thọ), dầu phụng Đất Quảng (Điện Quang), nước mắm Hà Quảng (Điện Dương), bánh tráng, bánh cuốn (Điện Phương, Điện Hồng)... Nhất là xây dựng hàng trăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả đã giúp cho hàng ngàn ND thoát nghèo bền vững.

Toàn thị xã Điện Bàn có hơn 630 mô hình kinh tế gia trại, 60 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cho thu nhập 200 - 800 triệu đồng/năm. Giai đoạn 2014 - 2017, Điện Bàn có 9.823 hộ ND đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, tăng 2.165 hộ so với giai đoạn 2009 - 2012.

Đồng hành làm NTM

Ngoài việc chú trọng phát triển sản xuất, giúp nhau thoát nghèo bền vững, trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Điện Bàn, Hội ND luôn giữ vai trò đồng hành cùng với chương trình. “Chủ thể xây dựng NTM là người dân, vì vậy thời gian qua các cấp hội đã vận động hội viên tham gia làm mới hàng trăm km đường giao thông nông thôn và nội đồng, bê tông hóa kênh mương; cải tạo và chỉnh trang hơn 3.000ha đất lúa, trong đó hơn 1.000ha đã dồn điền đổi thửa…” – ông Thừa cho hay.

 Theo ông Thừa, trong quá trình xây dựng NTM, ND Điện Bàn đã đóng góp hơn 150 tỷ đồng, 210.000 ngày công lao động, hiến hơn 3ha đất lúa và đất vườn, hơn 10.000 hộ tự nguyện tháo dỡ, di dời khoảng 45km tường rào, cổng ngõ để mở đường nông thôn và giao thông nội đồng. Mô hình tự quản về bảo vệ môi trường hình thành ở khắp địa bàn khu dân cư; có hơn 95% số hộ ND tham gia đề án thu gom rác thải; 182 chi hội có điểm thu gom chai lọ thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng... “Thành quả đó góp phần đưa Điện Bàn trở thành thị xã NTM...” – ông Thừa nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Thừa cho rằng, trong nhiệm kỳ tới (2018-2023), Hội ND thị xã Điện Bàn sẽ tiếp tục đổi mới, đoàn kết để tiếp tục phát triển đi lên, đồng thời luôn sát cánh cùng với bà con ND để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM bền vững hơn.

Trần Hậu - Đại Nghĩa/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập494
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại189,425
  • Tổng lượt truy cập88,867,759
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây