Học tập đạo đức HCM

Dưa lưới thơm trên đất Lâm Ðồng

Thứ năm - 06/09/2018 21:34
Dưa lưới, loại trái nhập ngoại được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hôm nay đã được trồng khá phổ biến trên đất Lâm Ðồng. Từ những khung nhà kính trồng ớt, trồng cà chua, những trái dưa lưới vỏ xanh vằn, ruột vàng thơm được đưa tới tay người tiêu dùng. Dưa lưới Lâm Ðồng đang bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi với mục tiêu tạo nên một thương hiệu mới của xứ rau.
Thăm khu nhà kính của anh Mai Thành Nhã, thôn Đại Nga, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc, nhiều người ngạc nhiên trước cảnh hàng trăm trái dưa lưới được bọc kỹ càng nằm ngoan trên mặt đất. Anh Nhã cho biết, anh đang trồng giống dưa lưới vỏ xanh ruột vàng, hương vị trái rất thơm theo hợp đồng với một nhóm liên kết hộ nông dân. Anh Nhã nói: “Nói chung nông dân quen trồng cà, trồng ớt nên chưa quen với dưa lưới, chứ thực tế, dưa lưới rất dễ chăm sóc. Quan trọng là cây dưa lưới cần trồng trong nhà kính chắn mưa, chắn gió”. Anh Nhã chia sẻ, anh lấy hạt giống từ nhà cung cấp, ươm 12 ngày là ra cây con và xuống dò. Cây dưa lưới chăm sóc tương tự các loại dưa khác, ưa phân hữu cơ. Và chỉ thêm 65 ngày, trái dưa đã được thu hoạch. Một gốc dưa cần được tỉa hoa để giữ lại một, hai trái, đảm bảo trái to, ngọt, đúng trọng lượng theo yêu cầu. Như năng suất của vườn nhà anh Mai Thành Nhã, một sào dưa lưới sau 75-80 ngày thu được 2,2 tới 2,4 tấn trái, giá bán ổn định 25 ngàn đồng/kg. 
 
Tương tự anh Nhã, ông Tô Văn Hòa, xã Ninh Loan, Đức Trọng cũng trồng dưa lưới theo hợp đồng cùng một tổ liên kết. Ông Hòa có kinh nghiệm trồng cà chua, ớt chuông nên ông rất nhanh quen với kỹ thuật trồng dưa lưới. Ông cho biết, bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng, quản lý nấm bệnh, ngay khi trái còn nhỏ cần bọc trái với vỏ bọc chuyên dụng để đảm bảo ngừa bệnh, giữ da trái đẹp, giúp trái được giá. Theo ông, trồng dưa lưới cho thu nhập không quá cao so với các loại cây khác nhưng giá cả ổn định, công chăm sóc cũng không nhiều. Dưa lưới sau khi trồng 2,5 tháng là thu hoạch hết một lần, có thể trồng lại vụ dưa hoặc trồng cây khác nên công ít, dễ làm.
 
Người đầu mối của nhóm liên kết, ông Lê Quang Lượng, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng cho biết, tổ liên kết của ông gồm 15 nông hộ có kinh nghiệm, có nhà kính thuộc rải rác các địa phương trong tỉnh như Đức Trọng, Bảo Lộc, Bảo Lâm. Sản phẩm của nhóm chủ yếu là các loại trái như dưa leo, ớt, cà chua và đặc biệt là dưa lưới. Là cây trồng còn khá mới nên dưa lưới chưa phổ biến ở Lâm Đồng, nông dân trồng cũng khó có chỗ tiêu thụ. Riêng nhóm nông hộ của ông trồng theo hợp đồng với công ty Phong Thúy Đức Trọng. Ông nhận kế hoạch đặt hàng từ công ty, sau đó phân bổ cho từng thành viên của nhóm xuống giống dưa ngày nào, thu hoạch ra sao, cắt bao nhiêu tấn... theo đúng yêu cầu của công ty Phong Thúy. Ông chia sẻ: “Bản thân cũng là nông dân nên chúng tôi rất mong muốn trồng theo hợp đồng công khai với công ty. Như anh em tôi trồng bao nhiêu, giá bao nhiêu đều công khai, bản thân tôi nhận việc chuyên chở hàng cho bà con trong nhóm. Như dưa lưới giá nói chung là tốt, ổn định và chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng thêm diện tích để có thêm hàng cung cấp cho thị trường”. Ông Lượng đánh giá, dưa lưới ưa nắng, cần nhiệt lượng nên hợp với vùng từ Đức Trọng đổ xuống Bảo Lộc. Trái dưa cần độ đường trên 12 mới đủ chuẩn cung cấp cho công ty. So với các vùng nóng như Đồng Nai, Bình Dương, dưa lưới Lâm Đồng ưu điểm là chín chậm, trái ít bị lên men do nhiệt độ cao. Đặc biệt, khi chín trái dưa lưới có vị ngọt mát, hương rất thơm, phù hợp với hầu hết người tiêu dùng. 
 
Điều khiến những người nông dân trồng dưa lưới Lâm Đồng còn băn khoăn chính là thị trường còn chưa biết nhiều về dưa lưới Lâm Đồng. Họ rất mong mỏi mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu dưa an toàn, được trồng từ chính những nhà kính trên vùng đất cao nguyên.
 
DIỆP QUỲNH/http://baolamdong.vn
 Tags: dưa lưới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,464
  • Tổng lượt truy cập92,012,193
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây