Học tập đạo đức HCM

Đường mới, nông thôn mới ở Đồng Tháp

Thứ bảy - 18/04/2015 04:15
Đồng Tháp vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng, xây dựng hàng trăm km đường giao thông nông thôn...

Đường mới mở đường cho nông thôn phát triển

Ngày 17/4, Đồng Tháp đã tổng kết 5 năm xây dựng, phát triển giao thông nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới 2010 - 2014 tại TP Cao Lãnh.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Cống, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Tháp còn 5 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, 10 xã đường ô tô chỉ đi được mùa nắng, 13 xã cù lao đi lại bằng phà nhỏ hoặc đò ngang. Nhiều tuyến đường vẫn còn  sử dụng loại cầu gỗ tạm chỉ phục vụ cho xe hai bánh và người đi bộ. Đến nay, ô tô đến được trung tâm, các xã ở vùng cù lao được đầu tư nâng cấp các bến khách sang sông trên các tuyến nối trung tâm và bến phà được phép chở ô tô, hàng hóa nông sản được vận chuyển thuận tiện, người dân đi lại dễ dàng. Đặc biệt, một số xã, ô tô 8 tấn đã vào được trung tâm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tình hình mới, đạt được mục tiêu của đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Đồng Tháp."

IMG_1331
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể (phải) thăm gia đình hiến đất ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh

Cũng theo ông Cống, giai đoạn 2010-2014, Đồng Tháp đã xây dựng mới 158km đường tỉnh lộ, gần 80 cầu bê tông cốt thép, tổng chiều dài gần 5km.

Cụ thể như các tuyến đường: ĐT.841, nối thị trấn Hồng Ngự với cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Quốc lộ 30; ĐT.843 nối từ thị trấn Sa Rài-huyện Tân Hồng với thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông; ĐT.855 nối thị trấn Tràm Chim với Quốc lộ 30; hệ thống cầu ĐT.845 Mỹ An-Trường Xuân; ĐT.850 từ Bình Thạnh đến Miễu Trắng…đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các huyện, thị, thành với tuyến Quốc lộ và nước bạn Campuchia, qua đó cơ bản đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Đồng Tháp. Với tổng kinh phí trên 1.600 tỷ đồng.

Có thể nói, các tuyến đường nối liền hai trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Đồng Tháp là TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc; nối khu công nghiệp Sông Hậu với Quốc lộ 80; nối khu công nghiệp Sa Đéc với các cụm công nghiệp xay xát cặp kênh xáng Sa Đéc-Lấp Vò là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp phát triển nhanh và bền vững.

Giao thông liên hoàn

Không những thế, các công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh được Trung ương đầu tư nhằm phá thế “Độc đạo, ngõ cụt” như: nâng cấp Quốc lộ 80, 54, 30 và tuyến N2 thuộc hành lang phát triển đường Hồ Chí Minh, xuyên Đống Tháp Mười và hai công trình được đánh giá là đòn bẫy kinh tế của Đồng Tháp là cẩu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống đã được khởi công vào tháng 10/2013, dự kiến hoàn thành năm 2017. Dự án còn xây dựng đường nối hai đầu từ Km 3+800 đến Km 6+200. Tuyến kết nối hai cầu Cao Lãnh, Vàm Công sẽ tạo trục đường chính liên kết giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và TP .HCM-trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, chính sự đầu tư xây dựng các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ đã tạo thêm một động lực mới thúc đẩy việc thực hiện nhanh chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020.

“Để đạt được đều đó, bằng nhiều cách vận động sáng tạo, áp dụng mô hình hay đã đánh thức nhiệt huyết, sự đồng tình với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong phong trào thi đua xây dựng giao thông nông thôn kết hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phù hợp tiêu chuẩn của tiêu chí xã nông thôn mới.

IMG_1347
Cầu bê tông cốt thép được người dân xây dựng với tổng giá trị gần 500 triệu đồng

Theo đó, từ năm 2010-2014, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng mới và nâng cấp trên 634 km đường giao thông nông thôn, xây dựng mới 511 cây cầu nông thôn các loại, với tổng kinh phí trên hai nghìn tỷ đồng’, ông Hùng cho biết.

“Các tuyến đường giao thông nông thôn được kết nối liên hoàn, thông suốt với mạng lưới đường Quốc lộ, đường tỉnh về tận xã, phường, khóm ấp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tính đến cuối năm 2014, đã có 42/119 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông, ông Cống khẳng định.

Bà Tống Thanh Mai, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật cầu đường TP.Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết, có thể nói phong trào xây dựng đường, cầu giao thông nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói chung, TP. Sa Đéc nói riêng đã được người dân hưởng ứng nhiệt, sẵn sàng hiến đất, góp tiền, công lao động….“Mỗi khi có chủ trương vận động làm đường, xây cầu giao thông nông thôn thì lập tức có hàng nghìn lượt người tham gia” bà Mai cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác xây dựng giao thông, đặc biệt giao thông nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể đã xây dựng được hơn 634km đường, huy động trên hai nghìn tỷ đồng.

Trong đó có sự đóng góp rất lớn của các tổ chức xã hội, tổ chức phí chính phủ, từ thiện và nhiều cá nhân như anh Khi ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh và trên 400 đại biểu tiêu biểu có mặt tại buổi hội nghị hôm nay. Đây là những cá nhân, hạt nhân, nòng cốt trong vận động, xây dựng cầu, đường giao thông. Sẵn sàng hiến đất, vườn cây ăn trái khi công trình đi ngang qua và ngày công lao động.

Trước đó, ngày 16/4 Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể đã đến khảo sát các tuyến đường, cầu bê tông ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh và thăm hỏi gia đình hiến đất, vườn cây ăn trái cho công trình đường giao thông.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng đề nghị tỉnh Đồng Tháp, tới đây phải tổ chức rà soát lại hệ thống giao thông, làm sao phải xây dựng hệ thống trục giao thông hoàn chỉnh. Đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến các công trình khi hoàn thành, cử người đến dự để động viên các tổ chức, cá nhân và trích một phần kinh phí ngân sách hỗ trợ cho công trình.

“Hội khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh Đồng Tháp, cần phải xây dựng hệ thống Hội, thành một hệ thống xuyên suốt từ tỉnh xuống xã” Thứ trưởng nói.

Theo: baogiaothong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay26,175
  • Tháng hiện tại64,608
  • Tổng lượt truy cập88,742,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây