Giai đoạn 2007 đến 2012, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chương trình xây dựng GTVT trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu. Giai đoạn này, số km đường giao thông được thảm nhựa, bê tông hóa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 1.235,95km, bằng 75,88% kế hoạch; trong đó có 649,6km đường bê tông, 586,35km đường đá dăm láng nhựa.
Đến năm 2015 Gia Lai sẽ xây dựng thêm 530km đường GTNT. |
Ngoài kết quả thảm nhựa, bê tông hóa đường GTNT, giao thông ven đô từ năm 2004 đến nay tại huyện Chư Pah vượt kế hoạch phân bổ hàng năm, các địa phương còn lại không đạt chỉ tiêu. Giai đoạn 2007-2012, số km đường GTNT được thảm nhựa, bê tông hóa tại huyện Phú Thiện đạt 51,21/78,1km chỉ tiêu phân bổ, hơn 30km đường GTNT được thảm nhựa, bê tông hóa từ năm 2004 đến nay là con số không hề nhỏ đối với một huyện nghèo như Đắk Pơ nhưng vẫn không đạt kế hoạch phân bổ hàng năm. Trong 4 năm (2008-2011), huyện thảm nhựa và bê tông hóa 6,47 km đường, trong khi được tỉnh phân bổ gần 20km.
Để hoàn thành 530km đường GTNT đến năm 2015, theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai, thì mức hỗ trợ 1 km đường kết cấu bê tông xi măng, mặt đường rộng 3 mét là 115 tấn xi măng và 100 triệu đồng; 1km đường kết cấu đá dăm láng nhựa mặt đường rộng 3 mét hỗ trợ 12 tấn xi măng và 100 triệu đồng; phần còn lại huy động nhân dân. Tuy nhiên, quy định không được yêu cầu dân đóng góp bằng tiền chính là “nút thắt” hiện nay. Cũng theo báo cáo của các huyện: Đắk Pơ, Chư Pah, Phú Thiện: Quy định này chưa thật sự hợp lý. Vì vậy, cần linh hoạt các khoản đóng góp theo nhiều hình thức.
Hơn nữa định suất hỗ trợ lại ổn định ở một mức và phần kinh phí này được xác định là hỗ trợ cho kết cấu mặt đường; trong khi đó giá vật liệu, chi phí vận chuyển không ngừng tăng, thực tế làm đường phát sinh thêm phần đào đắp, san ủi, lu lèn nền đường nên tổng kinh phí đầu tư 1km đường nhựa, bê tông xi măng đội lên khá cao. Với mức hỗ trợ 1 km đường hiện tại chỉ đạt mức 55%; cá biệt các tuyến đường thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa thì định suất hỗ trợ hiện tại dưới 50% so với tổng vốn đầu tư. Với mức hỗ trợ trên, để làm được 1km đường GTNT, địa phương phải huy động nhân dân đóng góp tới 4, 5 triệu đồng/hộ. Vì vậy, việc thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân làm đường GTNT tại các địa phương chỉ diễn ra ở vùng đông dân cư, còn vùng dân cư thưa thớt, đời sống còn khó khăn không thể thực hiện được, cần phải có khảo sát cụ thể mật độ dân cư, để quyết định mức hỗ trợ hợp lý với từng thôn, buôn.
Văn Tư
Theo giaothongvantai.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;