Học tập đạo đức HCM

Gia Lâm phấn đấu về đích nông thôn mới

Thứ hai - 05/06/2017 13:42
Với 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, ba xã còn lại đạt và cơ bản đạt từ 16 tiêu chí trở lên, huyện Gia Lâm đang phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm nay. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm mạnh mẽ, cách làm hiệu quả, mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới của Gia Lâm đang dần trở thành hiện thực.
Nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả tại xã Lệ Chi được chuyển đổi sang trồng cây cảnh, cây ăn quả.

Một tháng qua, 15 hộ dân ở ngõ nhà ông Nguyễn Ngọc Hay, thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi đã có thể đi lại thuận tiện hơn khi đoạn đường từ trong ngõ nối ra tuyến đường chính đã được đổ bê - tông chắc chắn. Đoạn đường này chỉ dài 75 m, rộng 2,5 m, phục vụ việc đi lại của các hộ dân trong ngõ, nhưng từ nhiều năm nay đã xuống cấp. Các hộ dân đều mong muốn cải tạo hệ thống cống thoát nước, đổ bê - tông mặt đường, nhưng do thiếu sự đồng lòng, thống nhất và kinh phí đầu tư quá lớn, khoảng 70 triệu đồng, cho nên chưa thực hiện được. Vì thế, khi được Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hỗ trợ 25 triệu đồng, chính quyền xã Lệ Chi ủng hộ, các hộ dân đã nhiệt tình đóng góp, trung bình mỗi nhân khẩu 400 nghìn đồng để làm đường. Sau nhiều ngày chuẩn bị, chỉ trong khoảng ba giờ lao động tích cực, đoạn đường đã hoàn thành trong niềm vui chung của các hộ dân trong ngõ và thôn Gia Lâm. Đây là kết quả rất thiết thực của người dân và các đoàn viên thuộc Liên đoàn Lao động huyện chung sức xây dựng nông thôn mới.

Lệ Chi là xã khó khăn của huyện Gia Lâm, xuất phát điểm thấp khi xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, nhờ phát triển nông nghiệp theo vùng sản xuất chuyên canh tập trung, chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau an toàn, cây cảnh, cây ăn quả và phát huy thế mạnh vùng bãi ven đê để chăn nuôi bò thịt, xã Lệ Chi đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống, thu nhập của người dân được cải thiện. Diện mạo nông thôn mới có nhiều thay đổi. Cho đến nay, xã Lệ Chi đã đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí, phấn đấu đạt xã nông thôn mới trong năm nay. Theo đại diện lãnh đạo UBND xã Lệ Chi, để đạt mục tiêu này, xã đã có kế hoạch thực hiện từng tiêu chí, bảo đảm về đích nông thôn mới đúng hẹn. Cụ thể, đối với tiêu chí giao thông, thủy lợi, xã phối hợp ban quản lý dự án của huyện rà soát toàn bộ các tuyến đường, kênh, mương thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và hoàn thành dứt điểm trước tháng 12. Đối với tiêu chí thu nhập - tiêu chí khó thực hiện nhất, xã tiếp tục động viên, tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch đã được phê duyệt; hỗ trợ, tạo điều kiện giúp nông dân dễ dàng tiếp cận vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội; giới thiệu việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp đóng trên địa bàn để tăng thu nhập cho nông dân.

Cùng với Lệ Chi, hai xã Trung Mầu và Ninh Hiệp cũng đang nỗ lực về đích nông thôn mới, trong đó xã Trung Mầu còn ba tiêu chí chưa đạt là giao thông, y tế và môi trường. Còn xã Ninh Hiệp, về cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí, nhưng do là điểm “nóng” về an ninh trật tự, cho nên chưa đạt xã nông thôn mới.

Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất theo vùng, đến từng xã, thôn, gắn với đầu tư hệ thống hạ tầng, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh hình thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như vùng trồng rau an toàn xã Văn Đức, chăn nuôi bò sữa ở Phù Đổng, bò thịt ở Lệ Chi, trồng cây ăn quả ở Đa Tốn, Trâu Quỳ… Gia Lâm là địa phương dẫn đầu thành phố về cấp đổi sổ đỏ đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 35 triệu đồng/năm. Đến nay, huyện Gia Lâm có 17 xã về đích xây dựng nông thôn mới. Huyện đang tập trung mọi nguồn lực và đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa hỗ trợ ba xã Lệ Chi, Trung Mầu và Ninh Hiệp hoàn thành các dự án đúng tiến độ. Riêng đối với xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, mục tiêu chính của huyện là đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, huyện tập trung hướng dẫn, khuyến khích người dân thực hiện sản xuất theo quy hoạch, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, xây dựng thêm các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng các phương án hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật, giống và tạo điều kiện để các hộ dân được vay vốn sản xuất. Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai Đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh giai đoạn 2016 – 2020, với tổng diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả gần 600 ha. Đến năm 2020, phấn đấu có hơn 90% diện tích lúa chất lượng cao, diện tích đất trồng cây ăn quả của huyện là 1.300 ha; duy trì và mở rộng diện tích trồng rau an toàn hơn 550 ha… Với sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân, huyện Gia Lâm tin tưởng sẽ về đích nông thôn mới trong năm nay.

Theo: Minh Vân/nhandan.com.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay58,200
  • Tháng hiện tại58,200
  • Tổng lượt truy cập84,965,236
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây