Học tập đạo đức HCM

Giữ rừng để xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 29/06/2015 03:14
ùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chính quyền xã Tam Lộc (Phú Ninh) còn lập các tổ tuần tra bảo vệ rừng, giao khoán đất rừng cho người dân quản lý, vì thế rừng phòng hộ ở địa phương được mọi người chung tay gìn giữ.

Bảo vệ rừng

Lý giải về kết quả bước đầu trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương, ông Lê Văn Tình - Chủ tịch UBND xã Tam Lộc cho biết, để nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác bảo vệ rừng, UBND xã đã phân công các hội, đoàn thể vận động tuyên truyền, đồng thời cho phát thanh liên tục ngày 2 lần trên hệ thống truyền thanh xã các thông báo cấm vào rừng để chặt cây, chiếm đất và thông báo kết quả tuần tra, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm cho người dân trong xã được biết. Cùng với công tác tuyên truyền, xã lắng nghe  những kiến nghị tại các buổi tiếp xúc cử tri ở các thôn để hoàn chỉnh phương án quản lý đất rừng vừa được Bộ đội Biên phòng tỉnh bàn giao. Đây cũng là kênh thông tin, tuyên truyền hữu hiệu, giúp người dân biết công tác quản lý, cho thuê đất rừng của UBND xã trong thời gian đến gắn với phát triển kinh tế rừng. Qua đó,  người dân đã có nhận thức tốt hơn về việc quản lý và bảo vệ rừng của UBND xã, không lấn chiếm đất rừng trái phép.

Nhân dân xã Tam Lộc quyết tâm giữ rừng đầu nguồn Ma phan xanh mãi. Ảnh: X.NGHĨA
Nhân dân xã Tam Lộc quyết tâm giữ rừng đầu nguồn Ma phan xanh mãi. Ảnh: X.NGHĨA

Cũng theo ông Tình, qua tuần tra, tổ công tác của xã đã phát hiện, lập hồ sơ xác định được 53 hộ đã vào rừng chặt cây, chiếm đất. Chính quyền địa phương đã mời các đối tượng làm việc, quán triệt chủ trương quản lý của UBND xã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn và tại các tiểu khu. Đồng thời thông báo cho các hộ tự nguyện kê khai diện tích chiếm đất, xử lý 2 vụ vi phạm chặt cây là hộ ông L.X.T. và H.L. với tổng diện tích vi phạm là 33,1ha, tịch thu tang vật là gỗ thông và gỗ rừng tự nhiên trên 44,289m3. “Đây là kết quả bước đầu trong việc bảo vệ những khu rừng ở khu vực hố Biển, hố Dương Con... góp phần giữ mãi màu xanh cho quê hương Tam Lộc” - ông Tình cho biết thêm. Còn Bí thư Đảng ủy xã Bùi Nguyên Bảo tâm sự: “Đối với địa phương, việc xây dựng nông thôn mới phải gắn với bảo vệ rừng, vì vậy cấp ủy và chính quyền địa phương làm quyết liệt nên có được kết quả đáng mừng như thế”.

Rừng Ma Phan    

Tam Lộc có diện tích tự nhiên 3.445,57ha. Trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 1.477,65ha gồm: đất rừng sản xuất 1.034,60ha; đất rừng phòng hộ  443,05ha. Diện tích đất rừng được phân chia theo chủ thể quản lý như sau: diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình, cá nhân quản lý: 740,25ha; diện tích đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý: 512,35ha.

Những ngày cuối tháng 6 này chúng tôi theo chân tổ bảo vệ rừng của xã Tam Lộc đi tuần tra tại rừng đầu nguồn Ma Phan. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tam Lộc Vương Đình Trung cho hay, đây là khu vực tiếp giáp với xã Tiên Sơn (Tiên Phước) thời gian qua đã xảy ra việc chặt phá, lấn chiếm đất rừng đầu nguồn.  Khu vực này xa xôi cách trở, đi bộ hơn 2 giờ đồng hồ mới tới nơi. Tuy nhiên, tổ bảo vệ rừng của xã thường xuyên tuần tra nên việc lấn chiếm đất rừng giảm. Cũng theo ông Trung, để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Tam Lộc giai đoạn 2014 - 2020, UBND xã đang đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Đồng thời bên cạnh đó xã cũng đã tổ chức giao đất, giao khoán bảo vệ, cho thuê đất rừng cho nhân dân đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trong thời gian đến.

Rừng phòng hộ Ma Phan với nhiều loài cây gỗ như muồng, sưa... hàng trăm năm tuổi, đường kính hơn 1,2m. Ông Phan Văn Trường, người dân xã Tam Lộc cho biết, rừng phòng hộ Ma Phan là nơi giữ nước cho mùa khô để người dân của cả khu vực chung quanh sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, việc bảo vệ rừng Ma Phan được người dân trong thôn luôn coi trọng. Năm 2014, khi nghe tiếng cưa lốc vọng ra từ rừng Ma Phan - nơi có nhiều cây sưa hơn trăm tuổi, người dân trong thôn đã cấp báo lên xã để ngăn chặn xử lý kịp thời. Theo ông Trường, nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn Ma Phan nên cuộc sống của người dân trong thôn không phải điêu đứng vì thiếu nước sản xuất trong mùa nắng hạn. Thực tế đó giúp mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ phát triển rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tự giác tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Chủ tịch UBND xã Tam Lộc Lê Văn Tình khẳng định, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế tăng thu nhập cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới đang được xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm đến. Bên cạnh đó, xã cũng đang xây dựng các phương án quản lý cắm mốc và giao khoán bảo vệ rừng đầu nguồn Ma Phan; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  lâm nghiệp đối với diện tích rừng sản xuất cho người dân. Đồng thời rà soát lại toàn bộ diện tích đất của các tổ chức, cá nhân bàn giao cho xã quản lý, ký hợp đồng cho người dân thuê đất đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp và tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn.

Theo: baoquangnam.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay93,841
  • Tháng hiện tại829,951
  • Tổng lượt truy cập93,207,615
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây