Học tập đạo đức HCM

HLVVN: Phát triển kinh tế VAC gắn với XDNTM

Thứ ba - 03/04/2012 22:04
Trung ương Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa V tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình). Tại đây, đã có nhiều “bông hoa” được khen ngợi, biểu dương, song bên cạnh đó cũng có không ít bài học, kinh nghiệm chia sẻ từ cơ sở.

Thành tích nổi bật

Kiểm điểm tình hình hoạt động của Hội năm 2011, cũng như xác định nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong năm 2012, GS.TS Ngô Thế Dân, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương HLV Việt Nam cho biết: “Mục tiêu hàng đầu của Hội là củng cố và phát triển tổ chức Hội, vận động phát triển kinh tế VAC, triển khai các dự án, đào tạo dạy nghề cho 300.000 nông dân làm nông nghiệp, làm tốt công tác tuyên truyền thông qua Báo Kinh tế nông thôn. Đặc biệt, Hội cũng chú trọng công tác thi đua khen thưởng, tiếp tục phát động “Phong trào thi đua làm kinh tế VAC giỏi, thực hiện xóa đói giảm nghèo và làm giàu” cho hội viên và nông dân trên cả nước”.

Theo TS. Bùi Sỹ Tiếu, Phó chủ tịch HLV Việt Nam, những năm qua, HLV luôn quan tâm, vận động hội viên phát triển mô hình kinh tế VAC nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Ở vùng nào, miền nào cũng có những mô hình kinh tế VAC cho thu nhập cao. Đầu tư cho phát triển kinh tế VAC đã trở thành một trong những giải pháp quan trọng để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và phát triển nông nghiệp bền vững. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cho thu nhập rất cao, đơn cử như một số mô hình trồng cây ăn quả đạt doanh thu lên tới 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình nuôi cá thu tới 300- 500 triệu đồng/ha/năm…

Trong năm qua, việc đào tạo nghề và huấn luyện kỹ thuật cho nông dân cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo 1 triệu nông dân/năm theo đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Chính phủ. Trong đó, một số tỉnh, thành Hội đào tạo được hàng chục ngàn hội viên và nông dân như Bắc Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Bình, Nghệ An, Tiền Giang, Vĩnh Long…

Cũng như HLV các tỉnh, thành, HLV tỉnh Quảng Bình xuất phát điểm với “3 không”: không cán bộ chuyên trách, không kinh phí hoạt động, không cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của Hội. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của Hội, lãnh đạo địa phương đã thấy rõ vai trò của Hội trong xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, từ đó có sự quan tâm sâu sát, nhờ vậy mà mấy năm gần đây, HLV Quảng Bình đã dần xóa được “3 không”.

Ông Trương Đình Sơn, Chủ tịch HLV Quảng Bình chia sẻ: “Để có được ngày hôm nay, đầu tiên là HLV phải làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Phải làm thế nào để lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các ngành hiểu rõ vai trò không thể thiếu của HLV trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từ đó tạo điều kiện cho HLV tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.

“Tổ chức Hội ở tỉnh cần phải độc lập (trực thuộc UBND tỉnh), không nhập hoặc phụ thuộc vào các đơn vị khác; lãnh đạo Hội phải là người nhiệt tình với công tác Hội, năng động, sáng tạo và chịu khó trong mọi công việc; phải có tính hợp tác, phối hợp và tuân thủ chủ trương, chính sách của địa phương. Cuối cùng là vẫn phải có kinh phí hoạt động, do đó cần có sự phối hợp, lồng ghép các chương trình có nguồn vốn của ngân sách, dự án hỗ trợ theo phương châm “vết dầu loang”, ông Sơn bật mí.

Còn theo ông Đỗ Ngọc Nhuận, Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, tuy cùng cảnh khó khăn với cả nước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng tỉnh Hội cũng gặt hái được một số kết quả. Cụ thể là trong năm 2011, Hội đã tổ chức được 6 lớp tập huấn kỹ thuật cho 114 hội viên, trong đó có 4 lớp với 83 học viên học về kỹ thuật cải tạo vườn tạp, 1 lớp tập huấn sinh vật cảnh cho 11 hội viên. 

 

Phát triển tại HN, Chủ tichj TƯ Hội Nguyễn Ngọc Trìu mong muốn, 63 tỉnh, thành
trong cả nước đều có tổ chức HLV phát triển vững mạnh và Hội cần có tầm nhìn 
chiến lược lâu dài để góp phần tích cực phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao đời sống hội viên, nông dân.


Đặc biệt là, với lợi thế nhiều rừng núi, phong trào nuôi ong mật tại Sơn La phát triển rất nhanh. Theo thống kê, hiện có tới hơn 1.000 hội viên của tỉnh Hội Sơn La làm nghề nuôi ong với 30.000 đàn, khai thác được khoảng 1.200 tấn mật hoa các loại/năm tổng giá trị sản phẩm khoảng 72 tỷ đồng.

 

Theo ông Nhuận, năm 2012 tỉnh Hội Sơn La tập trung chủ yếu vào mấy nhiệm vụ, đó là xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; phát triển phong trào VAC, nuôi ong mật, sinh vật cảnh để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phải gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đề cập đến vấn đề này, các đại biểu cũng cho rằng, một trong những thành công lớn nhất của HLV trong năm qua là phong trào phát triển kinh tế VAC đã lồng ghép tốt với chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó HLV Thái Bình đã xây dựng được 16 mô hình “sản xuất VAC giỏi kết hợp bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới”. Một số mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống mới như trồng thanh long ruột đỏ, trồng nấm rơm cũng được HLV các tỉnh Thanh Hoá, Hải Phòng chuyển giao thành công, đang hứa hẹn tạo việc làm, khai thác vùng đất khô hạn đối phó với biến đổi khí hậu; HLV các tỉnh Kon Tum, Nghệ An, Sơn La hỗ trợ giống, kỹ thuật cho các hộ di dân vùng lòng hồ ở các khu tái định cư thuộc dự án thuỷ điện..., góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

 

GS.TS Ngô Thế Dân đồng tình, ủng hộ ý kiến của các đại biểu và yêu cầu các cấp Hội quan tâm tạo điều kiện cho phóng viên của Báo Kinh tế nông thôn hoạt động; cung cấp tin bài về hoạt động của Hội để thông tin tuyên truyền kịp thời trên báo chí; mua và đọc báo Hội, góp ý xây dựng nội dung để báo gần gũi hơn, thiết thực hơn.

Điểm nổi bật của năm 2011 là các cấp Hội ở một số địa phương đã phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương và Trung ương triển khai thực hiện nhiều dự án, đề tài đạt kết quả tốt. Trong đó, Ban Quản lý phát triển VAC và dự án thuộc Trung ương Hội đã triển khai thành công 2 đề tài khoa học do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, đó là ghép cải tạo nhãn lên vải nhằm duy trì thu hoạch cho người nông dân và nhập nội, cải tạo giống lê ở Cao Bằng. Tổng kinh phí 2 đề tài là 1 tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm, 2 đề tài trên đã được Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiệm thu đánh giá cao, cho phép nhân rộng mô hình vào năm 2012 với kinh phí 400 triệu đồng. Quy trình sản xuất ghép nhãn lên vải đã được Hội đồng khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, được phép đưa vào sản xuất.

 

Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đạt được, các cấp HLV trên cả nước cũng không tránh khỏi những khó khăn trở ngại, cần được tháo gỡ. Đó là kinh phí hoạt động eo hẹp; đội ngũ cán bộ không ổn định, thường xuyên bị luân chuyển; phương hướng và nội dung hoạt động của Hội còn thiếu tính năng động, còn trông chờ sự giao việc của lãnh đạo địa phương. Ngoài ra, có một nguyên nhân khách quan là một số lãnh đạo địa phương chưa thấy hết tầm quan trọng của tổ chức Hội nên chưa tạo điều kiện tốt cho HLV hoạt động.

Để “hóa giải” những thách thức này, các đại biểu đã đề ra nhiều giải pháp. Thứ nhất, để Hội ngày càng phát triển vững mạnh thì HLV Việt Nam cần phải trở thành Hội đặc thù. Muốn thế, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Chính phủ, cần quan tâm chấp thuận, nhằm tạo cho HLV có một vị thế nhất định để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cũng như ngày càng có nhiều hội viên tham gia.

Thứ hai, sớm khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo hầu hết đều kiêm nhiệm, không có biên chế, thậm chí không có lương. Thực tế là điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo phong trào xuống cơ sở.

Thứ ba, việc vay vốn ngân hàng hỗ trợ cho người làm vườn hiện nay rất khó khăn. Đa số các Hội không vay được vốn, không có đầu tư cho các công trình, mô hình kinh tế. Vì vậy, các cấp Hội cần có những giải pháp tích cực để phong trào của Hội ngày càng đi lên; tiếng nói của Hội ngày càng có uy tín... 

 

Theo báo cáo của 30 HLV tỉnh, thành phố, năm 2011, các đơn vị đã cải tạo được 12.300ha vườn tạp, trồng mới 7.500ha vườn cây ăn quả, mở rộng được nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng kinh tế và xây dựng được hàng trăm nhà tình thương...

Cũng trong năm 2011, các cấp HLV đã tham gia đào tạo nghề cho 5.500 lượt người, tập huấn cho 165.000 người về kỹ thuật trồng cây ăn quả, chăn nuôi động vật quý hiếm và nuôi trồng thủy sản…

Minh Mẫn - Thanh Nga

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập803
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại772,735
  • Tổng lượt truy cập93,150,399
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây