Người tiêu dùng khó nhận biết được chất lượng rau an toàn. |
Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội vẫn còn khá nhiều bất cập. Chưa nói tới việc diện tích dành cho trồng trọt và sản lượng của rau an toàn còn rất khiêm tốn, thực tế còn cho thấy, do công tác quản lý và hậu kiểm chưa nghiêm nên xuất hiện rất nhiều điểm bán hàng trưng biển "Rau an toàn" trong khi không có giấy tờ gì chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của rau cũng như tư cách pháp nhân của người kinh doanh. Hay có trường hợp khi người của cửa hàng nghỉ, người bán rau ngoài chợ tràn vào bày hàng bán, gây hiểu lầm cho NTD.
Ngoài ra, theo quy định, việc sản xuất và kinh doanh rau an toàn đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ theo quy trình khép kín từ việc đánh giá điều kiện trồng, kiểm soát quá trình trồng cho đến khâu chế biến và phân phối song tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, không bảo đảm thời gian cách ly... vẫn diễn ra. Trách nhiệm quản lý sản xuất rau an toàn của chính quyền địa phương ở một số nơi trồng rau an toàn chưa cao, chưa chủ động thực hiện và phối hợp với cơ quan chuyên môn... Thế nên việc nhiều NTD còn băn khoăn trước việc rau sạch liệu có sạch khi tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, rau không an toàn vẫn được bày bán lẫn với rau an toàn, thậm chí có sự "nhập nhằng", trà trộn… để rồi phải bỏ ra số tiền cao nhưng vẫn không mua được sản phẩm thật sự an toàn và sạch. Chị Nguyễn Thanh Tâm (H4 KTT Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân) cho biết: "Tôi thường mua thực phẩm, rau ở chợ xanh gần nhà. Tại đây cũng có quầy bán rau sạch bao gói nilon, dán nhãn mác, nhưng không biết có sạch thực hay không? Tôi vẫn mua nhưng nói thật là cũng chỉ biết tin tưởng vào sự thật thà của người bán hàng".
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam khuyên NTD cần thận trọng, nên mua hàng ở những địa chỉ rõ ràng, tin cậy. Còn về lâu dài, chỉ có kiểm soát tốt chất lượng từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và cơ quan có trách nhiệm mới bảo đảm rau an toàn lưu thông trên thị trường thật sự an toàn được.
Vinastas đã công bố danh sách các cửa hàng bán rau an toàn, rau hữu cơ và vùng sản xuất rau tại Hà Nội qua địa chỉ: www.rausach.nguoitieudung.com.vn với trên 50 cửa hàng và chuỗi cửa hàng nằm ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Ngoài các điểm bán rau sạch tại chuỗi các siêu thị Hapro, Fivimart, Intimex, Le's Mart…, một số cửa hàng bán rau sạch đạt tiêu chuẩn tại các quận là: Cửa hàng tự chọn 108 B11 Kim Liên; Ngọc Khánh Mart số 4 ngõ 4D Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa). Cửa hàng rau quả thực phẩm an toàn Hà An - 17T9 KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, Rau an toàn số 107 B12 Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy). Cửa hàng Rau Nhiệt đới - 142 Sơn Tây; Rau an toàn Hà An - 101 B7C Thành Công (quận Ba Đình). Công ty Phúc Đại Việt - 301 Nguyễn Trãi, Big Green - 113 Hoàng Văn Thái (quận Thanh Xuân). Cửa hàng Hưng Cảnh - 85A Lê Lợi; Hiền Toàn - B29 TT9 Văn Quán (quận Hà Đông)... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;