Học tập đạo đức HCM

Hà Mòn thay áo mới

Thứ hai - 09/07/2012 04:15
Là xã vùng sâu của huyện Đắk Hà (Kon Tum), với 87% dân số là người dân tộc thiểu số, những năm trước, Hà Mòn luôn phải đối mặt với vấn đề đói nghèo và sinh đẻ không có kế hoạch. Từ năm 2008 trở lại đây, nhờ được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng, Hà Mòn đã đổi thay mạnh mẽ, phấn đấu trở thành xã đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM).
 
Diện mạo Hà Mòn khang trang như phố thị.

Quê nghèo lột xác…

Gặp chúng tôi, già làng K’Xung, người từng nhiều năm làm cán bộ xã Hà Mòn hồ hởi cho biết: “Con đường nhựa nối xã với huyện được khánh thành từ cách đây 2 năm. Đường được mở ra, bà con mình vui lắm, bởi nó phá thế cô lập của xã, giúp người dân có điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hóa”.

Cũng theo già làng K’Xung, từ khi có con đường nhựa này, càphê và các loại nông sản của bà con Hà Mòn làm ra không còn bị ép giá như trước. Đặc biệt vụ vừa rồi, hơn 4.000ha càphê của xã mang lại cho người dân nguồn thu đáng kể bởi giá cả ổn định ở mức 48.700 đồng/kg (giá càphê nhân ở trung tâm huyện Đức Hà là 49.000 đồng/kg, trước đây bị thiệt tới 5-7 giá). Đây chính là động lực để mùa mưa này, người dân mạnh dạn trồng mới 30ha càphê ghép, nâng tổng diện tích càphê toàn xã lên 4.300ha.

Cùng với càphê, đàn gia súc, gia cầm của Hà Mòn cũng khá phát triển với 45 con trâu, 368 con heo, 325 con dê, 5.097 con gia cầm. Ông Nguyễn Xuân Tấn, Phó chủ tịch UBND xã khẳng định: “Giờ xã tôi lột xác rồi, không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ khá - giàu chiếm gần 71%, thu nhập bình quân 38 triệu đồng/người/năm, cao gấp 3,2 lần so với thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn của tỉnh. Chẳng mấy chốc vùng quê này sẽ sầm uất như phố thị”.

Hiện, ngoài những trục đường chính được nhựa hóa, hơn 80% đường thôn ở Hà Mòn cũng đã được bê-tông hóa. Chỉ tính riêng 2 năm trở lại đây, Hà Mòn đã huy động từ sức dân được hơn 12 tỉ đồng và hơn 4.000 ngày công để hoàn thiện hệ thống giao thông. Hệ thống điện hoàn chỉnh do cũng tiền của dân đóng góp.

Không những thế, hàng trăm hộ dân ở đây không tiếc đất đai, tài sản trên đất, sẵn sàng hiến hàng nghìn mét vuông mà không đòi hỏi bồi thường để phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng của xã, tiêu biểu như các ông Vũ Xuân Cầu, Nguyễn Văn Nam… hiến 1.200m2 đất để xây dựng chợ.

Sức mạnh từ sự đồng thuận

Trong quá trình XDNTM, người được hưởng lợi chính là nhân dân. Nhận thức rõ điều đó nên lãnh đạo xã Hà Mòn đã tích cực phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức đoàn thể cùng phối hợp tổ chức các buổi họp dân để vừa thực hiện công tác tuyên truyền, vừa bàn bạc, thống nhất từng nội dung thực hiện.

Già làng K’Long nghiệm rằng: “Ở đâu không biết, chứ ở Hà Mòn, khi tất cả người dân đã ưng cái bụng, đã đoàn kết một lòng thì ai cũng chăm chỉ làm ăn”.

Ông Vũ Xuân Cầu, người tiên phong trong phong trào hiến đất xây chợ ở Hà Mòn bày tỏ: “Hiến đất cho xã xây chợ cũng là đầu tư cho chính mình, vì thế tôi sẵn sàng hiến mà không đòi hỏi gì cả”.

Điều đáng ghi nhận ở Hà Mòn là không những khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, tạo nên sự đồng thuận mà chính quyền còn có cách làm sáng tạo, không đầu tư dàn trải, chú trọng đến các hạng mục quan trọng trước, sau đường giao thông và nông nghiệp là giáo dục. Đến nay, 3 cấp học ở Hà Mòn đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia, xã cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hàng năm có 40-50 học sinh thi đỗ các trường đại học, cao đẳng.

Ông Đào Anh Thư, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Sau khi con em Hà Mòn tốt nghiệp từ các trường về đều được xã hỗ trợ thêm tiền lập nghiệp hoặc nhận vào làm cán bộ trong xã nếu có nhu cầu. Hiện, ngoài số lượng lớn lao động đã qua các lớp đào tạo, xã còn hàng ngàn lao động trước đây làm công nhân quốc phòng có kỷ luật lao động cao, có trình độ và luôn nâng cao tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Đây là nguồn lực quan trọng để Hà Mòn vượt qua khó khăn, trở thành vùng sản xuất càphê hiệu quả ở Kon Tum và là vùng nông thôn mới tiêu biểu của Tây Nguyên”.

Hà Văn Đạo
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập470
  • Hôm nay75,695
  • Tháng hiện tại735,022
  • Tổng lượt truy cập93,112,686
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây