Theo báo cáo của ông Đào Duy Tâm, trên toàn TP đã thực hiện dồn điền đổi thửa được trên 75.000 ha, đạt trên 99% kế hoạch. Nếu tính cả huyện Từ Liêm cũ, Thành phố cũng đã có 121/401 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2014 đạt 28,6 triệu đồng/ người, tăng 14,6 triệu đồng so với năm 2011.
Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm tích cực từ 11,25% năm 2011 xuống còn 2,89% cuối năm 2014.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương còn mang tính truyền thống, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Một số huyện vướng mắc khiếu kiện khi dồn điển đổi thửa.
Ông Đào Duy Tâm, cho hay: Nông thôn mới được công nhận có giá trị trong 5 năm và không phải công nhận xong là dừng xem xét. Thực tế trong các xã đạt chuẩn, còn một số tiêu chí chưa đạt hẳn, nên cần tiếp tục đầu tư, vận động để đạt được tất cả các chỉ tiêu. Sẽ liên tục hậu kiểm để thúc đẩy các xã huyện tiếp tục đầu tư, nếu không làm được sẽ cắt danh hiệu.
Một số cách làm mới, sáng tạo, cũng như kinh nghiệm trong công tác xây dựng NTM được đại diện 3 huyện Đan Phượng, Đông Anh và Phúc Thọ đưa ra tại buổi giao ban báo chí. Đặc biệt, kinh nghiệm tránh tình trạng gây ra khiếu kiện ở địa phương khi dồn điền đổi thửa được ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ chia sẻ: Trước khi thực hiện dồn điền đổi thửa, cần tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu biết vai trò, ý nghĩa, mục đích của việc làm này. Tiếp đó là phải công khai dân chủ trong tất cả các khâu. Ngoài ra, phải để chính trong dân chọn những người có uy tín trong cộng đồng vào ban chia đổi ruộng. Nhờ làm được như vậy, tại Phúc Thọ có rất ít khiếu kiện. Người dân đều hồ hởi phấn khởi sản xuất trên những thửa ruộng được dồn đổi.
Phát biểu tại buổi giao ban, ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng đưa ra một số khó khăn trong xây dựng NTM như công tác tuyên truyền chưa cao; nguồn lực tài chính hạn chế; việc hình thành vùng sản xuất tập trung, phát triển nông nghiệp theo định hướng chất lượng cao, nông nghiệp sinh thái còn thiếu mô hình; chuyển dịch cơ cấu ở một số vùng còn chậm, chưa thích nghi với kinh tế thị trường.
Về mục tiêu "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân" đến năm 2015 theo hướng: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Xây dựng NTM phát triển theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nông dân, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống văn minh, giải quyết việc làm, giảm dân khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Củng cố, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn.
Theo: antv.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã