Học tập đạo đức HCM

Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới: Tạo bước chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống nông dân

Thứ sáu - 27/07/2018 23:46
Mười năm qua, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 19 của Hội nghị T.Ư 6 (Khóa X) và Nghị quyết số 15 của Quốc hội Khóa XII về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (2008 - 2018), Đảng bộ Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực: Chính trị; kinh tế; văn hóa - xã hội; quy hoạch, quản lý đô thị; quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Trong đó, có những đóng góp rất quan trọng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là công tác xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân Thủ đô.

Với ý chí, quyết tâm cao, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ TP đến cơ sở, cùng sự tham gia tích cực của Nhân dân, sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 1,75% năm 2006 lên 2,4% năm 2015, dự kiến tăng lên 3,5% - 4% vào cuối năm 2020. Hà Nội là địa phương mở đầu và luôn giữ vững “lá cờ đầu” của cả nước về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến năm 2018, đã có 4 huyện được công nhận huyện đạt chuẩn NTM và 294/386 xã đạt chuẩn (76,16%), khu vực nông thôn Hà Nội có bước chuyển mình và phát triển rõ nét, thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao.

1. Thủ đô Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội, trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cơ bản còn có những khó khăn, thách thức mới: Diện tích, dân số khu nông thôn lớn; có nhiều vùng đất đồi núi, xa trung tâm, chưa phát triển về hạ tầng kinh tế - xã hội. Một số huyện mới được hợp nhất về Hà Nội còn khó khăn, thiếu nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nhiều xã còn thiếu đường giao thông, nước hợp vệ sinh, thiếu điện, chưa có xã nào đạt chuẩn NTM. Nhiều huyện thu nhập bình quân năm 2008 dưới 10 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%. Đời sống một bộ phận Nhân dân, nhất là vùng xa trung tâm, vùng miền núi còn rất khó khăn.
Trước những vấn đề đặt ra liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, với dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 60% dân số Thủ đô, Thành ủy, HĐND, UBND TP đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết số 26, ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02, ngày 29/8/2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”, với nhiều mục tiêu cụ thể, tạo cơ sở thống nhất trong chỉ đạo triển khai; Nghị quyết số 06, ngày 31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy “về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015”. Thực hiện Quyết định số 800, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020; HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 03, ngày 21/4/2010 “về xây dựng NTM TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030”. UBND TP kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện.
Tháng 3/2009, Thành ủy đã chỉ đạo thí điểm xây dựng NTM tại xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) để rút kinh nghiệm, nhân rộng toàn TP. Triển khai ngay việc đầu tư mạng lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa, bảo đảm nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Ngân sách đầu tư cho các huyện ngoại thành được tăng cường; kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế… được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Xây dựng NTM đã thực sự trở thành một phong trào rộng lớn, với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của toàn dân. Nhiều việc khó như dồn điền, đổi thửa, đã đạt kết quả rất cao (sau 3 năm từ 2012 - 2014, TP đã cơ bản hoàn thành, với tổng diện tích 76.891ha). Xuất hiện nhiều tấm gương hiến đất, mở đường, đóng góp tiền của xây dựng NTM. Những công việc quan trọng và khó nhất trong xây dựng NTM đều được Nhân dân đồng thuận cao, bảo đảm công khai, minh bạch, phát huy tốt vai trò của người dân là chủ thể của chương trình xây dựng NTM.
2. Phát huy những thành tựu và kinh nghiệm của giai đoạn 2010 - 2015, Thành ủy Hà Nội (Khóa XVI) tiếp tục ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình số 02, ngày 26/4/2016 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thành ủy, HĐND, UBND TP đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, với nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc, sâu rộng, có hiệu quả phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Thành ủy, UBND TP đã ban hành các văn bản chỉ đạo, tạo cơ chế đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trọng tâm của Chương trình, như: Chỉ thị số 09, ngày 1/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TP Hà Nội”; thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia, trong đó có Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của TP; kiện toàn Hội đồng thẩm định và Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM TP Hà Nội.
Công tác tuyên truyền và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp từ TP đến huyện, xã và thôn, xóm được quan tâm, từ 2016 đến nay, đã có trên 20.000 lượt cán bộ được tập huấn bồi dưỡng. Ban Chỉ đạo Chương trình thường xuyên sâu sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, định kỳ tổ chức giao ban theo quý, rà soát, đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

3. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Chương trình, TP đặc biệt chú trọng và có nhiều giải pháp cụ thể, khả thi để chủ động thu hút, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM; đã động viên được sự tham gia tích cực, nhiệt tình, tâm huyết của Nhân dân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của xây dựng NTM.
Tổng nguồn vốn đã huy động đầu tư cho khu vực nông thôn của Hà Nội ngày càng tăng cao. Giai đoạn 2010 - 2015, đạt 63.553 tỷ đồng, trong đó có 34.456 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM, đạt 170% kế hoạch. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư 23.573 tỷ đồng, ngân sách TP là 10.166 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động từ DN, Nhân dân đóng góp là 10.892 tỷ đồng. Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy (Khóa XVI), năm 2016, 2017 đã đầu tư cho khu vực nông thôn 25.094 tỷ đồng (ngân sách T.Ư là 58 tỷ đồng, ngân sách TP và cấp huyện, xã là trên 22.786 tỷ đồng; nguồn vốn huy động ngoài ngân sách là 2.250 tỷ đồng). Các quận nội thành đã tích cực hỗ trợ các huyện, thị xã nguồn lực xây dựng NTM (từ năm 2016 đến nay, 12 quận đã hỗ trợ các huyện xây dựng NTM với tổng kinh phí là 284,9 tỷ đồng). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 101.385 tỷ đồng, trong đó cho vay xây dựng NTM là trên 42.455 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội cho vay tại 18 huyện, thị xã là 5.193 tỷ đồng, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân nông thôn.
4. Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân đã đạt những kết quả nổi bật:
Nông nghiệp phát triển toàn diện, nhiều lĩnh vực có chuyển biến tích cực:
Ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu: Phát triển theo hướng sản xuất chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trọng tâm là, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản theo chuỗi; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp, tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp...
Trong phát triển nông nghiệp, Hà Nội xác định công tác dồn điền đổi thửa là khâu đột phá, tạo tiền đề hình thành các vùng chuyên canh lớn và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM. Đến nay, toàn TP đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 79.183,1ha/75.980ha (đạt 104,2%).Sau dồn điền đổi thửa, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25 - 30%. Phát triển nhiều vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây ăn quả; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung quy mô lớn… Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp giai đoạn 2008 -2017 tăng trung bình 2,68%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp năm 2017 đạt khoảng 242 triệu đồng, gấp 2 lần năm 2008. Đã xây dựng được một số vùng chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tạo ra nhiều thương hiệu nông sản đặc thù của Thủ đô, với các sản phẩm truyền thống như bưởi Diễn, cam Canh và nhiều sản phẩm mới có giá trị cao như bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, cam canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, bưởi Sóc Sơn, phật thủ Đắc Sở, nhãn muộn Đại Thành, nhãn muộn Hoài Đức, chuối Cổ Bi, chuối Vân Nam, ổi Đông Dư..., không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả đáng khích lệ. Đến nay, Hà Nội đã cấp được 99,1% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân sau dồn điền đổi thửa, làm cơ sở quan trọng để các hộ nông dân liên kết, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng trong hơn 2 năm gần đây, Hà Nội đã có thêm 123 mô hình ứng dụng công nghệ cao, 115 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu và hiện nay là lá cờ đầu cả nước về công tác xây dựng NTM
Trong xây dựng NTM, mặc dù giai đoạn 2016 - 2020, bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM tăng thêm 10 chỉ tiêu so với giai đoạn trước, nhưng Hà Nội luôn giữ vững “lá cờ đầu”, là địa phương đi đầu và luôn dẫn đầu cả nước về thành tích xây dựng NTM. Chú trọng đổi mới phương pháp lãnh đạo, nhiều cách làm và biện pháp tiến hành đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả cao. Đến hết năm 2017, Hà Nội đã có 4 huyện là Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện NTM. Có 294/386 xã (đạt 76,16%) đạt chuẩn NTM. Trong số 92 xã còn lại, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí, không còn xã nào đạt dưới 10 tiêu chí, bình quân đạt 18,19 tiêu chí/xã.
TP đang tích cực chỉ đạo, với nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để tập trung cho các xã còn lại phấn đấu đạt chuẩn NTM đến năm 2020 để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu có trên 80% số xã trở lên đạt chuẩn về NTM theo Chương trình số 02 của Thành ủy. Thành ủy, UBND TP chỉ đạo các huyện và các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục duy trì, giữ vững tiêu chí, đồng thời, nâng cao, xây dựng xã NTM tiêu biểu. Điển hình như huyện Đan Phượng với phong trào “Đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, Nhân dân đồng thuận”; huyện Thanh Trì với phong trào “Xây dựng NTM gắn với thực hiện năm trật tự văn minh đô thị và vệ sinh môi trường”…
Kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển khá toàn diện, diện mạo nông thôn Thủ đô thực sự được đổi mới, ngày càng văn minh, hiện đại và có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%; tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa đạt 80,5%. 100% số trạm y tế có bác sỹ và cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế. Môi trường khu vực nông thôn được cải thiện. Hệ thống các trường học từ mầm non, tiểu học đến THCS, THPT đã được quan tâm đầu tư; đến nay, có 318/384 xã (82,8%) đạt và cơ bản đạt tiêu chí trường học chuẩn quốc gia ở cả ba cấp. Chất lượng giáo viên, chất lượng dạy và học được nâng lên, đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô.
Đời sống nông dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao
Đời sống vật chất và tinh thần nông dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2008 đạt 8 triệu đồng, năm 2017 tăng lên 43 triệu đồng, gấp trên 5,4 lần so với thời kỳ đầu hợp nhất.
Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh, từ 11,25% (năm 2011, theo chuẩn cũ), giảm xuống còn 2,57% (cuối năm 2017, theo chuẩn mới), một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp là Quốc Oai: 0,48%, Gia Lâm: 1,0%, Thanh Trì: 1,41%, Đông Anh: 1,57%… Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm, các thiết chế và hoạt động lễ hội, văn hóa, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển; nếp sống văn hóa ở các làng, xã có nhiều chuyển biến, tiến bộ, đặc biệt là tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội trang trọng, tiết kiệm và văn minh.
Hệ thống chính trị ở nông thôn tiếp tục được củng cố, dân chủ được mở rộng và phát huy; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, vững chắc, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn. Về những làng quê, nông thôn Hà Nội hôm nay, không ai có thể phủ nhận sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực. Chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, người dân vui mừng, phấn khởi vì những lợi ích thiết thực mà chương trình xây dựng NTM mang lại.
5. Phát huy những thành tích đã đạt được, bám sát mục tiêu Chương trình số 02 của Thành ủy (Khóa XVI) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ, TP tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM tại địa phương, đơn vị, trọng tâm là:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp Thủ đô theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5 - 4%/năm trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 250 triệu đồng/ha trở lên; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của TP. Chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, tạo vành đai xanh, gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường.
Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách của T.Ư và TP đối với sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết chuyên đề của HĐND TP trong việc khuyến khích cơ chế ứng dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp, thu hút nhiều hơn nữa các DN đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị; liên kết chặt chẽ 5 nhà (Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà DN, nhà nông nghiệp và người tiêu dùng) để tổ chức liên kết hợp tác từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát phòng chống dịch bệnh.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các huyện, xã đã đạt chuẩn NTM, phấn đấu đạt chuẩn xã và huyện NTM kiểu mẫu. Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa về hạ tầng nông thôn gắn với định hướng phát triển đô thị nhất là các huyện đã được quy hoạch phát triển đô thị. Huy động mọi nguồn lực, tăng cường xã hội hóa, để đầu tư xây dựng NTM.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết chung sức xây dựng NTM và đô thị văn minh” gắn với phong trào xây dựng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình của TP về giảm nghèo, về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hoàn thành chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo... Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập trung bình của nông dân khu vực nông thôn Hà Nội đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,5% theo tiêu chí mới.
Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân; hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình điện, đường, trạm y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thư viện khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Đặc biệt quan tâm xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
* * * * *
Nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Kết luận số 19 của Hội nghị T.Ư 6 (Khóa X) và Nghị quyết số 15 của Quốc hội (Khóa XII) về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và mỗi người dân Thủ đô rất vinh dự, tự hào với những thành tựu quan trọng, toàn diện của TP nói chung, của lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và nâng cao đời sống của nông dân nói riêng.
Những kết quả nổi bật trong chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình số 02 của Thành ủy Khóa XV, XVI về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vừa là tiền đề thuận lợi, vừa là động lực tinh thần mạnh mẽ để Thủ đô Hà Nội vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, ngày càng vững mạnh, trưởng thành, phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời kỳ mới, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thành công Nghị quyết XII của Đảng.

Theo Ngô Thị Thanh Hằng/kinhtedothi.vn

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập872
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm871
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại765,280
  • Tổng lượt truy cập93,142,944
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây